Hôi miệng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để
Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hầu hết mọi người. Mùi hôi miệng khiến cho bất kỳ ai cũng cảm thấy bị mất tự tin, ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày cũng như tâm lý của người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng nhưng hầu hết là do việc vệ sinh răng miệng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng hôi miệng nhé!
Bệnh hôi miệng là gì?
Bệnh hôi miệng hay còn được biết đến là chứng hôi miệng khiến miệng luôn có mùi hôi thối. Đây là bệnh lý về răng miệng khiến nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp và có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Theo như thống kê cho thấy, tình trạng hôi miệng có ảnh hưởng đến 25% dân số, cùng với đó, chứng bệnh này còn có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào với nhiều mức độ khác nhau. Hôi miệng là bệnh phổ biến thứ 3 trong những bệnh lý về nha khoa chỉ sau sâu răng và viêm nha chu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng là do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do sự giải phóng các loại hợp chất sulphur có trong khoang miệng. Đây là các chất thường dễ bị bay hơi nên có thể khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Các nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng cụ thể như sau:
Do vi khuẩn
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bị hôi miệng chính là do sự sản sinh ra các loại hợp chất có chứa sulphur có thể xuất phát từ những loại vi khuẩn kỵ khí Gram âm thường có chức năng làm phân giải đi protein nên thường tạo ra các hợp chất này gây hôi miệng. Chính những loại vi khuẩn này thường dễ xuất hiện ở vị trí gây ứ đọng như các túi nha chu, lưỡi, kẽ răng hay những tổn thương do sâu răng gây ra. Nếu không được loại bỏ sớm chúng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng cho người bệnh.
Mắc chứng hôi miệng tạm thời
Có nhiều nguyên nhân khiến hơi thở có mùi tạm thời như sau:
- Trong quá trình ăn uống hàng ngày có chứa những chất gây khô miệng như rượu bia, thuốc lá, một số thực phẩm có chứa hàm lượng protein và lượng đường cao như sữa khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Trong quá trình tiêu hóa, các thức ăn này sẽ giải phóng ra amino acid chứa nhiều trong hợp chất sulphur.
- Hành, tỏi là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày nhưng nó chứa hàm lượng sulphur khá cao có thể đi xuyên qua niêm mạc đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào phổi và giải phóng ra bên ngoài.
- Hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng khiến cho đường hô hấp còn làm khô niêm mạc miệng, từ đó tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
- Hơi thở có mùi hôi vào buổi sáng khi ngủ dậy có liên quan chặt chẽ đến việc sản xuất và tiết nước bọt của người bệnh, khiến cho miệng luôn ở trong trạng thái khô và hôi miệng tạm thời.
Do các vấn đề trong khoang miệng
Bên cạnh những nguyên nhân tạm thời thì các bệnh lý về răng miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị hôi miệng ở nhiều người sau đây:
- Các bệnh lý có liên quan đến nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, viêm nướu hoại tử lở loét, viêm quanh thân răng, áp xe răng gây ra hôi miệng,…
- Điều tiết nước bọt không được tốt bởi do tuổi tác, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, điều trị hóa trị, xạ trị, hội chứng Sjogren
- Vệ sinh răng miệng chưa được sạch sẽ và đúng cách khiến khoang miệng còn có nhiều lớp cặn lưỡi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Các bệnh về xương khớp như viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm ổ răng khô,… cũng có thể là lý do dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.
Do những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, hôi miệng còn có thể xảy ra ở những nguyên nhân khác như sau:
- Sử dụng thuốc trị bệnh: Việc sử dụng những loại thuốc điều trị như amphetamine, chloral hydrate, thuốc gây độc tế bào, thuốc chứa thành phần dimethyl sulphoxide, disulfiram,… đều có thể là tác nhân gây ra bệnh hôi miệng. Việc dùng thuốc khiến cho khoang miệng hạn chế điều tiết nước bọt, khoang miệng không được làm sạch hoàn toàn gây ra mùi hôi khó chịu.
- Bệnh nhiễm trùng mùi họng: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị rối loạn hô hấp ở vùng mũi, xoang, amidan, hầu họng,…
- Một số bệnh lý về đường ruột – dạ dày: Với những người bị mắc phải hội chứng dạ dày – thực quản xuất hiện triệu chứng hôi miệng điển hình và thường xuyên. Ngoài ra, khi miệng bị vi khuẩn Helicobacter gây viêm loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Loại vi khuẩn này có thể thông qua các cơn trào ngược dạ dày, di chuyển lên thực quản, miệng và gây ra mùi hôi khó chịu.
- Một số bệnh lý khác: Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận gây ra một số những ảnh hưởng khó chịu đến quá trình phân hủy đi lớp mỡ có trong cơ thể gây ra hiện tượng hôi miệng.
- Miệng hôi mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền ít ai gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do cơ thể bị bệnh rối loạn chuyển hóa, không có khả năng phân giải được trimethylamine có trong thực phẩm tanh, làm hóa chất thường bị tích tụ lại bên trong cơ thể, đặc biệt tại gan trước khi được bài tiết ra bên ngoài.
Hôi miệng có gây nguy hiểm không?
Tình trạng hơi thở có mùi hôi không phải là căn bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu hôi miệng có thể khiến người bệnh ngại tiếp xúc hàng ngày với mọi người. Điều này là một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cuộc sống. Theo thời gian, người bị hôi miệng có thể trở nên tự kỷ do sống khép kín, thường xuyên phải lo lắng, tự ti với bản thân.
Cùng với đó, có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hôi miệng có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Nếu các bệnh lý này không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Cách điều trị khi hơi thở có mùi
Sau khi biết được nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, người bệnh có thể tìm ngay những phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có cách chữa hôi miệng như sau:
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Trị hôi miệng bằng các mẹo dân gian tại nhà là cách vừa tiết kiệm được chi phí mà lại mang đến hiệu quả triệt để. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu một số cách chữa hôi miệng tại nhà có thể áp dụng với mọi lứa tuổi dưới đây:
Mẹo trị hôi miệng bằng cách ăn sữa chua
Một trong những gợi ý đầu tiên để điều trị hôi miệng tại nhà hiệu quả chính là ăn sữa chua. Trong sữa chua có chứa hàng triệu những lợi khuẩn không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ miễn dịch mà còn giúp đẩy lùi tình trạng hôi miệng hiệu quả. Đây được coi là cách chữa hôi miệng đơn giản mà ai cũng biết. Bởi việc ăn sữa chua hàng ngày sẽ giảm đáng kể lượng hydro sunfua có trong miệng.
Để chữa hôi miệng với sữa chua, bạn chỉ cần ăn từ 1 – 2 hộp mỗi ngày giữa các bữa chính, tránh ăn vào lúc đói. Ngoài ra, có thể ăn trước khi đi ngủ và đánh răng thật sạch sẽ.
Dầu dừa trị hôi miệng
Như được biết, dầu dừa không chỉ là sản phẩm chăm sóc da hàng ngày của nhiều chị em. Trong dầu dừa có chứa nhiều kháng khuẩn như axit lauric, capric, caprylic,…có thể sử dụng để điều trị hôi miệng ngay tại nhà hiệu quả.
Cách làm:
- Chuẩn bị một ít dầu dừa và sử dụng bàn chải để vệ sinh răng miệng trong khoảng 5 phút rồi súc miệng lại cùng với nước sạch.
- Ngoài ra, có thể lấy dầu dừa để súc miệng trực tiếp giúp tăng gấp đôi hiệu quả điều trị và giúp tiếp cận được toàn bộ răng với cường độ mạnh. Bạn hãy pha từ 1 – 2 muỗng dầu dừa với nước sau đó thực hiện súc miệng hàng ngày vào mỗi buổi sáng trong vòng 2 tuần sẽ thấy kết quả tốt hơn.
Dùng lá ổi chữa hôi miệng tại nhà
Lá ổi là một trong những nguyên liệu tự nhiên và xuất hiện nhiều trong các bài thuốc dân gian. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá ổi có chứa nhiều những hoạt chất có tác dụng chống được hôi miệng hiệu quả như tannic, oxalic,… cũng như chữa một số bệnh lý về răng miệng khác.
Cách làm:
- Cách 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá ổi non rửa cùng với nước sạch. Nhai trực tiếp lá ổi trong khoảng 5 phút, lưu ý không được nuốt tinh dầu chảy từ lá ổi. Sau đó súc miệng lại bằng nước muối pha loãng để làm sạch được toàn bộ khoang miệng.
- Cách 2: Chuẩn bị một nắm lá ổi rồi rửa sạch và đun với nước. Đun lá ổi đã được rửa sạch, thêm một ít muối tinh. Đun đến khi nước sôi rồi chắt lấy dung dịch lá ổi để súc miệng hàng ngày vào mỗi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.
- Cách 3: Lá ổi non đem rửa sạch rồi đem phơi thật khô, cho vào máy xay rồi xay nhuyễn thành dạng bột. Mỗi ngày sử dụng bột lá ổi hòa cùng với nước ấm để súc miệng. Điều này giúp cho loại bỏ được mùi hôi và ngăn chặn sự hình thành của sâu răng.
Chữa hôi miệng bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi là nguyên liệu cực kì dễ tìm ở bất kỳ địa điểm nào. Trong vỏ bưởi có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu có khả năng kháng khuẩn. Do đó, vỏ bưởi được sử dụng trong phương pháp chữa hôi miệng khá phổ biến được nhiều người áp dụng.
Cách làm:
- Cách 1: Bạn chỉ cần rửa sạch vỏ bưởi để loại bỏ đi lớp bụi bẩn, vi khuẩn bám trên vỏ. Cắt vỏ bưởi thành từng miếng nhỏ và nhai trực tiếp trong khoang miệng. Mùi vị vỏ bưởi sẽ thường nồng, cay và hơi đắng nhưng đây là cách trị hôi miệng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bởi trong tinh dầu bưởi sẽ tiết ra thấm trực tiếp lên thân răng, lưỡi, nướu,… giúp khử được mùi hôi.
- Cách 2: Bạn cũng có thể phơi khô vỏ bưởi rồi đun cùng với nước lọc, pha thêm một chút muối. Sử dụng dung dịch này để súc miệng ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện trong khoảng từ 10 – 12 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Nước vo gạo
Trong nước vo gạo có chứa thành phần cám gạo có công dụng làm giảm nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở phần men răng, kẽ răng.
Cách làm:
- Bạn vo gạo qua lần 1 rồi đổ nước đi và bắt đầu vo gạo lần thứ 2 để giữ lấy nước này.
- Sử dụng nước vo gạo để súc miệng vào mỗi sáng và tối sau khi đánh răng thật sạch sẽ.
- Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần liên tiếp, bạn sẽ thấy hơi thở có mùi dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên cần lưu ý, nước vo gạo cần được bảo quản kín trong tủ lạnh và chỉ nên sử dụng trong vòng 12 giờ.
Dùng nước súc miệng
Bên cạnh những loại nước súc miệng có chứa tinh dầu bạc hà, húng quế, các bạn có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng có chứa hợp chất sát trùng như chlorine dioxide, chlorhexidine hay cetylpyridinium chloride.
Trong số đó, chlorhexidine được kết hợp với muối kẽm zinc gluconate có tác dụng tiêu diệt toàn bộ những vi khuẩn có hại trong khoang miệng gây hôi miệng nhanh chóng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Điều trị hôi miệng do bệnh lý tại nha khoa
Với những trường hợp hôi miệng do bệnh lý, bắt buộc người bệnh phải tìm đến bác sĩ để có những chỉ định điều trị chính xác nhất, một vài bệnh lý điển hình gây hôi miệng sẽ được điều trị như sau:
- Khô miệng mãn tính: Với những người bị hôi miệng do khô miệng mãn tính, người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể đến gặp nha sĩ để được kê đơn thuốc giúp điều tiết được nước bọt nhân tạo hoặc một số loại chất kích thích nước bọt như Pilocarpin để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi.
- Điều trị bệnh lý dạ dày: Ở trường hợp những người mắc phải những bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa, người bệnh cần tìm đến ngay cơ sở nha khoa để nhận được sự tư vấn điều trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị những bệnh lý về dạ dày là thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng thụ thể H2.
- Bệnh nha chu: Trường hợp mắc viêm nha chu có mủ, người bệnh sẽ cần thự hiện điều trị khẩn cấp để loại bỏ mủ viêm và làm sạch vùng viêm. Những trường hợp không quá nguy hiểm, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, xử lý phần mặt gốc răng và tiến hành thoa thuốc sát khuẩn,… Nếu các biện pháp này không đáp ứng, bắt buộc bệnh nhân phải được tiến hành phẫu thuật để loại bỏ túi nha chu, thậm chí phẫu thuật tái tạo xương, mô, ghép mô trong những trường hợp nướu bị tổn thương quá nhiều.
Điều trị hôi miệng bằng bài thuốc Đông y
Trong quá trình tìm hiểu một số cách điều trị hội miệng, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số bài thuốc đặc trị hôi miệng bằng thuốc Đông y như sau:
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Cam thảo 3g, bán hạ chế 4g, nhân sâm 5g, gạo 8g, trúc diệp 9g, thạch cao 30g.
Cách làm:
- Rửa sạch tất cả những loại thuốc này rồi cho vào nồi
- Đổ nước vừa đủ, sắc còn ⅓ nước
- Thực hiện uống ngày 3 lần chia thành các lần uống khác nhau
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Hoàng liên 5g; đơn bì, thăng ma, quy thân mỗi loại 6g; sinh địa 12g.
Cách làm:
- Rửa sạch toàn bộ số nguyên liệu này sau đó đun lấy nước
- Nên đổ nước vừa đủ sắc còn khoảng ⅓
- Thực hiện uống 2 lần/ngày
Công dụng của bài thuốc giúp thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm và dùng cho người bị hôi miệng khi kèm khát nước.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Đinh hương 15g, xuyên khung 30g, tế tân và quế tâm 45g, cam thảo 90g.
Cách làm:
- Lấy toàn bộ nguyên liệu trên tán thành bột mịn
- Sử dụng mật ong để tán nhuyễn tạo thành viên
- Lấy 5g để uống hàng ngày trước khi đi ngủ
Hôi miệng nên ăn gì và kiêng gì?
Tình trạng hôi miệng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu trong quá trình ăn uống bạn không sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp. Để khắc phục được tình trạng này hãy lưu ý những điều sau để xây dựng một chế độ ăn hợp lý như sau:
Hơi thở có mùi nên ăn gì?
Để giúp cho tình trạng hôi miệng thuyên giảm và đạt được hơi thở thơm mát tự nhiên, bạn cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:
- Các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, kiwi,… bởi trong vitamin C sẽ giúp điều tiết được dịch vị, khử đi mùi hôi khó chịu và ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Hãy lưu ý súc miệng sau khi ăn vì vị chua có acid gây mòn men răng.
- Các loại rau xanh như xà lách, dưa chuột, cần tây,… loại bỏ đi những mảng bám trên răng và trung hòa acid trong khoang miệng hiệu quả.
- Bên cạnh đó, một số loại hoa quả như dâu tây, táo, mía có thể giúp tăng tiết nước bọt, chà sạch đi những mảng bám trên răng và giúp hơi thở được thơm tho, dễ chịu
- Nước uống từ lá trà xanh là thức uống giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa, chống ung thư và có khả năng khử đi mùi hôi nhanh chóng.
Hơi thở có mùi tránh ăn gì?
Khi bị hôi miệng, bên cạnh những thực phẩm cần được bổ sung bạn cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm sau đây:
- Tránh ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều protein như thịt bò, thịt gà,… và các thực phẩm có chứa cacbonhydrat như khoai tây, gạo,… bởi chúng là những đồ ăn gây khó tiêu, dễ gây mùi hôi miệng.
- Hạn chế việc ăn quá nhiều hành, tỏi, các loại mắm có mùi như mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá,…
- Các loại thực phẩm đã được muối chua lên men như dưa muối, hành muối, củ kiệu,… cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng tạm thời.
- Các loại quả có mùi nặng như sầu riêng sau khi tiêu hóa sẽ thường ngấm vào dạ dày và máu gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
- Một số loại thức ăn được chế biến sẵn như dầu, đồ cay nóng, bánh kẹo ngọt có thể khiến tình trạng hôi miệng nặng hơn do khó vệ sinh và để lại nhiều mảng bám sâu bên trong. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
- Người bị hôi miệng không nên lạm dụng quá nhiều chất kích thích như cà phê, bia, rượu,…. Ngoài ra, cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá vì có thể gây ảnh hưởng đến phổi và hơi thở có mùi hôi. Việc hút thuốc còn là nguyên nhân khiến cao răng dễ tích tụ, gây hôi miệng, làm xỉn màu răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nên khám hôi miệng ở đâu là tốt nhất?
Trong trường hợp người bệnh chưa tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng có thể tìm đến các khoa Răng hàm mặt của những bệnh viện uy tín để chữa và điều trị của các bác sĩ nha khoa tại đây. Dưới đây là một số những địa điểm khám, chữa bệnh hôi miệng, cụ thể như sau:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội: Đây là bệnh viện đầu ngành, hạng 1 thuộc Bộ Y tế cấp phép với trang thiết bị, công nghệ hiện đại và đội ngũ các các bác sĩ có tay nghề cao. Tại đây, người bệnh có thể yên tâm thăm khám và điều trị mọi loại bệnh về răng miệng cũng như chỉnh nha thẩm mỹ. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ khám hôi miệng thì hoàn toàn có thể tin tưởng Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội.
- Trung tâm Điều trị ViDental Care: Một trong những địa điểm được nhiều bệnh nhân lựa chọn khám chữa bệnh hôi miệng là Trung tâm Điều trị ViDental Care trực thuộc Nha khoa ViDental. Các bác sĩ của trung tâm đều là những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao về chuyên khoa răng – hàm -mặt. Ngoài ra, trung tâm cũng chú trọng đầu tư những trang thiết bị, máy móc tiên tiến để phục vụ nhu cầu thăm khám cho người bệnh.
- Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh: Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, bệnh viện là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín của mọi người. Bạn có thể thăm khám và điều trị tại đây với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viện được đào tạo chuyên sâu và có nhiều năm kinh nghiệm. Quy trình khám chữa tại bệnh viện khá tinh gọn, tiết kiệm thời gian nên được nhiều người tin tưởng điều trị.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Nguyễn Chí Thanh: Là bệnh viện trực thuộc của Bộ Y tế, là tuyến đầu cho việc điều trị chuyên sâu các bệnh lý về răng miệng cũng như phục hình thẩm mỹ cho hàm răng với mong muốn mang đến nụ cười hoàn hảo cho nhiều người. Bạn cũng có thể hoàn toàn tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ cũng như trang thiết bị ở đây để yên tâm thăm khám và điều trị. Bệnh viện có địa chỉ tại số 201A Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.Hồ Chí Minh.
Cách phòng ngừa bệnh hôi miệng
Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp điều trị hôi miệng, bạn cũng cần phải phòng ngừa tình trạng này một cách triệt để. Dưới đây là cách bảo vệ sức khỏe răng miệng như sau:
- Đánh răng ít nhất 2 – 3 lần/ngày cùng với bàn chải lông mềm và chải lưỡi để loại bỏ đi những cặn bẩn. Bên cạnh đó kết hợp súc miệng bằng nước muối và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ đi những mảng bám sâu bên trong răng tránh tình trạng vi khuẩn phát triển sinh sôi gây ra hôi miệng nặng ở nhiều người.
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày, với những người bình thường cần cung cấp khoảng từ 1,5 – 2 lít nước/ngày.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có mùi khó chịu hay những gia vị như hành, tỏi và nên đánh răng sau khi ăn để tránh được những mùi bám lâu trong khoang miệng.
- Không được lạm dụng những loại đồ uống có gas, thuốc lá, rượu bia. Thay vào đó là bổ sung những loại thực phẩm có chứa chất xơ và vitamin để loại bỏ đi những mảng bám cũng như đánh bay mọi vi khuẩn có trong miệng gây ra tình trạng hôi miệng ở nhiều người.
- Đến phòng khám nha khoa theo định kỳ ít nhất từ 3 – 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra răng và lấy đi cao răng cũng như có thể điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi nướu, viêm nha chu, sâu răng,…. Điều trị tích cực các bệnh lý có liên quan như gan, thận, đái tháo đường và trào ngược dạ dày.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin về tình trạng hôi miệng. Việc hơi thở có mùi khó chịu xảy ra ở rất nhiều người và ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy, cần phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và đúng cách. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được những thắc mắc về căn bệnh này. Chúc các bạn có thể tìm được cho mình những phương pháp chăm sóc răng miệng thật phù hợp và luôn có một hàm răng khỏe mạnh.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!