Áp xe nướu răng: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Áp xe nướu răng là một trong những bệnh lý vùng răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Bệnh vừa gây đau đớn vừa dễ nhiễm trùng, có nguy cơ nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu, điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gây áp xe nướu răng

Áp xe nướu răng là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn, thường gặp ở những người mắc bệnh nướu răng hay mới thực hiện các thủ thuật nha khoa. Với các trường hợp này, vi khuẩn sẽ lợi dụng các mảng bám và thức ăn xâm nhập để vào túi nướu sinh sôi, phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ gây ra nhiễm trùng trong xương hàm, răng và các vùng xung quanh khác.

Áp xe nướu răng do nhiều nguyên nhân gây nên
Áp xe nướu răng do nhiều nguyên nhân gây nên

Những nguyên nhân phổ biến gây ra áp xe nướu răng là gì, chúng ta hãy cùng theo dõi lời giải đáp chuyên gia ngay sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Không vệ sinh răng miệng hoặc chăm sóc răng và nướu sai cách làm cho niêm mạc miệng, các khe kẽ răng không được làm sạch. Từ đó tạo điều kiện hình thành các mảng bám và vi khuẩn xâm nhập, phát triển dẫn đến các bệnh như viêm lợi, sâu răng,… Khi các bệnh này không được kiểm soát tốt, một trong những biến chứng dễ xảy ra là áp xe nướu.
  • Ăn uống chưa khoa học: Thường xuyên ăn các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường như: Bánh, kẹo, nước có ga,… Hoặc chứa nhiều acid dễ làm tổn thương đến răng, bào mòn men răng.
  • Ngoại lực tác động: Những tác động mạnh từ bên ngoài làm răng sứt mẻ cũng là nguyên nhân bị áp xe nướu răng.
  • Biến chứng của răng số 8: Trong trường hợp răng số 8 mọc lệch gây ra nhiễm khuẩn vùng nướu xung quanh, âm ỉ lâu ngày có thể dẫn đến áp xe nướu.
  • Các vấn đề về sức khỏe: Những người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, ung thư,… hệ miễn dịch thường bị suy yếu nên răng miệng cũng nhạy cảm hơn. Họ dễ bị nhiễm trùng dẫn đến áp xe nướu răng.

Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp xe nướu răng. Tuy nhiên về bản chất, chỉ khi tế bào nướu, lợi của chúng ta không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kém chắc khỏe, các yếu tố trên mới có thể tác động vào.

Triệu chứng của bệnh áp xe nướu răng

Các triệu chứng của áp xe nướu răng bạn có thể phải đối mặt là:

  • Nướu bị sưng tấy, lợi chuyển sang màu đỏ thẫm.
  • Răng đau nhức dữ dội, khó khăn mỗi lần ăn nhai, đặc biệt ê lúc gặp nóng hoặc lạnh.
  • Quanh chân răng có ổ mủ lớn.
  • Hơi thở có mùi hôi rất khó chịu và thường xuyên thấy đắng miệng.
  • Sốt cao đến 38 – 39 độ C, kèm theo biểu hiện rét run từng cơn, mạch đập nhanh, rối loạn nhịp tim.
  • Cơ thể mệt mỏi, nếu nhiễm trùng nặng có thể gây khó thở, rối loạn ý thức, hôn mê.

Khi thấy có những biểu hiện trên, bạn nên đến nha khoa ngay để được khám và điều trị, ngăn ngừa được các biến chứng về sau.

Xem thêm:

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm khi bị áp xe nướu răng

Nếu bạn chủ quan không điều trị, bệnh áp xe nướu răng không thể tự khỏi. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Nguy cơ biến chứng áp xe mặt ngoài
Nguy cơ biến chứng áp xe mặt ngoài
  • Viêm mô tế bào: Vi khuẩn từ vùng áp xe nướu răng tấn công xuống vùng dưới lưỡi, dưới hàm và dưới cằm gây áp xe ở vòm miệng và sàn miệng. Các trường hợp nặng có nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp, gây ngạt thở và dẫn đến tử vong.
  • Áp xe ngoài mặt: Áp xe vùng má và vùng dưới hàm, sau đó viêm tấy lan rộng ra sàn miệng và hố thái dương.
  • Tình trạng nhiễm trùng xoang hàm: Cụ thể là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng khi vi khuẩn từ một áp xe răng qua mạch máu đến tim, hậu quả là có thể tử vong.
  • Áp xe não: Vi khuẩn lây lan từ răng đến não qua các mạch máu, gây nhiễm trùng não và dẫn đến tình trạng hôn mê.

Có thể thấy áp xe răng tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm, nhưng lại không phải là bệnh khó chữa. Vì vậy khi nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu nào hãy tìm gặp bác sĩ ngay để được tư vấn hướng điều trị đúng đắn.

Cách điều trị bệnh áp xe nướu răng

Tùy vào tình trạng và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên thông thường phác đồ điều trị là dùng thuốc cần thiết để điều trị nhiễm trùng và ngăn ngừa mụn nhọt mọc thêm.

Biện pháp hỗ trợ điều trị áp xe nướu răng tại nhà

Nguyên nhân gây áp xe nướu chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém. Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp làm giảm các triệu chứng của áp xe nướu.

Phòng ngừa áp xe nướu răng ngay tại nhà
Phòng ngừa áp xe nướu răng ngay tại nhà

Một số biện pháp được áp dụng nhiều như:

  • Súc miệng nước muối: Muối có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Bạn hòa tan một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, súc miệng trong vòng 30 giây. Lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày vừa giảm các cơn đau nhức vừa làm sạch mảng bám.
  • Đánh răng với bột nghệ: Củ nghệ có tính chống viêm tự nhiên. Theo nghiên cứu, curcumin có trong nghệ giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng, giảm đau và điều trị các bệnh nha chu. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần trộn một lượng nhỏ bột nghệ vào kem đánh răng, sau đó đánh răng như bình thường.
  • Sử dụng tinh dầu: Các loại tinh dầu như đinh hương, bạc hà, dầu quế,.. có thể ức chế hoạt động của vi sinh vật, hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Cách làm đơn giản là bạn thêm một giọt tinh dầu vào kem đánh răng hoặc thêm vào ¼ cốc nước để súc miệng.

Điều trị bằng thuốc và thủ thuật nha khoa

Để có thể điều trị tận gốc áp xe nướu răng và ngăn ngừa mụn nhọt mọc thêm, nha sĩ thường kết hợp một số biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Tùy theo mức độ tổn thương và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, bạn sẽ được chỉ định loại kháng sinh phù hợp. Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm thường được kê như Ibuprofen, Acetaminophen có tác dụng giảm phù nề, đau nhức và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
  • Làm sạch răng miệng: Để giúp nướu khỏe mạnh cần loại bỏ các mảng bám, cao răng.
  • Hút mủ: Bác sĩ rạch phần niêm mạc nướu bị tổn thương để hút sạch mủ ra khỏi vết sưng. Sau đó, làm sạch và đóng vết thương lại để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Điều trị tủy răng: Thông thường bị áp xe răng sẽ làm hỏng răng và xương xung quanh. Tuy nhiên trong trường hợp có thể bảo tồn được răng, các bác sĩ sẽ chữa viêm tủy răng để phòng ngừa nhiễm trùng. Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng khí cụ lấy hết phần dây thần kinh và mạch máu bị hư hại. Sau đó lấp lại lỗ hổng bằng phương pháp trám sứ hoặc bọc răng sứ.
  • Trồng răng giả: Khi áp xe nướu trở nên nghiêm trọng gây ra viêm tủy nặng, chân răng lộ ra nhiều. Lúc này không thể giữ lại răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để làm sạch mủ. Sau đó trồng lại răng giả để tránh tiêu xương hàm.

Nên chữa áp xe nướu răng ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở nha khoa lớn nhỏ với những mức giá điều trị áp xe nướu răng khác nhau. Người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện và trung tâm nha khoa uy tín để có thể yên tâm chữa bệnh.

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Chữa áp xe nướu răng tại Trung tâm Nha khoa điều trị ViDental

ViDental nằm trong top những đơn vị khám chữa răng miệng uy tín được người bệnh tin tưởng lựa chọn. Nơi đây áp dụng công nghệ điều trị mới nhất với trang thiết bị hiện đại và sở hữu một đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. Khi đến chữa áp xe nướu răng tại đây, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Website liên hệ: ViDental.vn.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội – Chữa áp xe răng uy tín

Đây là đơn vị trực thuộc Bộ Y Tế, nơi đào tạo nhiều cán bộ răng hàm mặt cho các bệnh viện và phòng khám trên cả nước. Bởi vậy, khi đến thăm khám tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành.

Địa chỉ: Tại số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.

Chữa áp xe răng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Là bệnh viện đa khoa sở hữu đội ngũ giáo sư, tiến sĩ hàng đầu. Tại đây được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho thăm khám nha khoa. Tuy nhiên, để tránh phải chờ đợi lâu thì bạn nên liên hệ trước để đặt lịch thăm khám, vì bệnh viện thường rất đông.

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, TP.Hà Nội.

Làm sao để phòng ngừa áp xe nướu răng?

Để phòng ngừa áp xe nướu răng, cũng như các bệnh khác về răng miệng, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau ăn 30 phút.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các mảng bám trên răng. Lưu ý không nên dùng tăm xỉa.
  • Sử dụng loại bàn chải đánh răng có lông mềm và thay định kỳ 2 – 3 tháng/lần.
  • Xúc miệng thường xuyên với nước muối, ít nhất là 2 – 3 lần/ngày.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm và đồ uống nhiều đường. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho răng nướu.
  • Đi khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra và vệ sinh răng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về áp xe nướu răng, hi vọng đều có ích cho các bạn khi tìm hiểu về bệnh lý này. Nếu thấy cơ thể mình có bất kỳ dấu hiệu liên quan nào, lời khuyên chúng tôi dành cho các bạn là hãy liên hệ ngay với nha sĩ để được tư vấn.

Xem thêm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua