Vì sao bị áp xe quanh chóp răng? Cách chữa và biện pháp phòng ngừa
Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý nha khoa tiềm tàng nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được bệnh để điều trị kịp thời. Phần thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.
Áp xe quanh chóp răng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Áp xe quanh chóp răng là hiện tượng túi mủ hình thành do nhiễm trùng vi khuẩn. Căn bệnh này bắt nguồn từ khoang bên trong của răng, gọi là buồng tủy. Bên trong của buồng tủy chứa các mạch máu và dây thần kinh còn được gọi là tủy răng.
Về cơ bản, khi bị áp xe răng, răng đã không còn khả năng chống nhiễm trùng. Bởi vậy, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào buồng tủy, phát triển, phá vỡ các mạch máu và dây thần kinh. Sau đó, từ buồng tủy, nhiễm khuẩn sẽ đi ra khỏi chân răng lây lan vào xương. Áp xe chính là tập hợp của các khối mủ tạo nên bởi các tế bào bạch cầu chết, các mảnh vụn mô và vi khuẩn. Một chiếc răng bị áp xe gây ra đau đớn rất lớn, lan ra cả tai và cổ.
Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe quanh chóp răng là gì? Thực tế cho thấy, chủ yếu là do người bệnh vệ sinh răng miệng không đúng cách, dẫn đến nhiều mảng bám tích tụ trên răng và kẽ răng. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển và tấn công vào răng nướu. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác dưới đây:
- Mắc các bệnh về răng miệng như: Viêm nướu, nha chu, sâu răng,… nhưng không điều trị đúng cách tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc răng bên trong. Lúc này gây ra viêm nhiễm, tổn thương đến tủy, thậm chí là hoại tử tủy. Tình trạng này dần lây lan xuống chân răng, gây nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe.
- Chữa tủy răng thất bại: Việc can thiệp chữa tủy răng không đúng gây ảnh hưởng đến cả cấu trúc răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra áp xe quanh chóp răng. Cụ thể, trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chưa vệ sinh khoang tủy sạch, sót tủy hỏng,… dẫn đến vi khuẩn tiếp tục lây lan và gây nhiễm trùng ở chân răng.
- Thói quen nhai nhá: Thói quen nhai cắn thức ăn có góc cạnh sắc nhọn khiến các mô bị tổn thương. Thông thường với các vết thương nhỏ có thể tự lành lại nhờ chất kháng khuẩn có trong nước bọt. Tuy nhiên với các tổn thương nghiêm trọng, hoặc thói quen lặp lại thường xuyên lâu dần sẽ hình thành áp xe.
- Ngoại lực tác động: Những chấn thương răng do ngoại lực tác động làm răng bị sứt, mẻ, hư hại tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây ra áp xe.
- Chế độ ăn uống: Thường xuyên sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,… hay đồ uống chứa cồn dễ tạo thành các mảng bám trên răng hơn.
- Mắc các bệnh lý nền như: Tiểu đường, gan, HIV,… hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu có nguy cơ mắc áp xe quanh chóp răng và các bệnh khác hơn.
Nếu sớm nhận biết được nguyên nhân gây ra bệnh, chúng ta sẽ biết cách phòng ngừa đúng đắn hơn.
Xem thêm:
Biểu hiện áp xe quanh chóp răng
Áp xe quanh chóp răng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, việc trang bị cho bản thân kiến thức về các triệu chứng của bệnh vô cùng cần thiết cho việc chữa trị sau này.
Áp xe răng thường gây ra cảm giác đau đớn, ê buốt răng khó chịu cho người bệnh. Chúng ta có thể phát hiện bệnh lý này thông qua các dấu hiệu sau:
- Răng chuyển sang màu tối sẫm hơn so với các răng xung quanh. Nguyên nhân do phần tủy tổn thương bị hoại tử thấm vào lớp răng xốp dẫn đến sự đổi màu này.
- Đa số các trường hợp sẽ bị đau nhức mỗi khi ăn hoặc ấn vào răng. Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhói, đau dữ dội đến mức dùng thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm.
- Bị sưng tấy các mô nướu và tích tụ mủ. Lợi bị sưng nổi cục lên như mụn ở gần răng bị bệnh. Đây là triệu chứng dễ nhận biết áp xe quanh chóp răng nhất.
- Sưng hàm, mặt và nổi hạch kèm theo những cơn đau nhức là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng gia tăng gây hại cho cơ thể.
- Tình trạng có mùi hôi trong miệng, hơi thở do mủ bị vỡ gây ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt.
- Bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi là một trong những dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh áp xe quanh chóp răng.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các trung tâm nha khoa, cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ổ áp xe sớm.
Cảnh báo biến chứng nguy hiểm của bệnh
Áp xe quanh chóp răng là bệnh không thể tự khỏi vì vậy cần can thiệp điều trị sớm nếu không sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài đau đớn, khó khăn khi ăn uống, bệnh lý này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Viêm mô tế bào: Đây là biến chứng nghiêm trọng, đồng thời dễ mắc phải của tình trạng áp xe quanh chóp răng. Khi các tế bào viêm nhiễm lan rộng sẽ tấn công đến các vùng khác trong khoang miệng gây viêm vòm họng, sàn miệng, vùng lưỡi dưới gây viêm mô tế bào.
- Nhiễm trùng huyết: Nếu khối mủ áp xe bị vỡ ra, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ, thậm chí là tử vong.
- Tắc nghẽn đường hô hấp: Do vi khuẩn từ túi mủ lan xuống đường hô hấp gây nghẽn đường thở, nguy cơ dẫn đến tử vong.
- Ngoài ra còn có thể dẫn đến áp xe má và sau đó lan rộng ra các vùng khác trong khoang miệng. Còn áp xe não sẽ ít có khả năng xảy ra hơn, nhưng người bệnh cũng không được chủ quan.
Chuyên gia hướng dẫn điều trị bệnh
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị khác nhau. Dựa trên nguyên tắc là loại bỏ ổ bệnh, bảo tồn răng và tránh các biến chứng.
Giai đoạn bệnh nhẹ: Tình trạng áp xe chưa nặng, tụ mủ chưa lớn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh súc miệng bằng nước ấm và đắp gạc để giảm đau.Kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng lây lan.
Giai đoạn bệnh nặng:
- Rạch dẫn lưu áp xe: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các ổ viêm nhiễm bằng các thủ thuật như chích rạch áp xe để hút sạch ổ mủ. Sau đó cho sử dụng các loại thuốc kháng sinh giảm sưng tiêu viêm.
- Nhổ răng: Khi không thể thực hiện tiểu phẫu rạch dẫn lưu do tình trạng áp xe đã quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Tránh để vi khuẩn lây lan sang các bộ phận khác, sau đó sẽ tiến hành trồng răng giả.
Chữa áp xe quanh chóp răng ở đâu?
Nếu đang tìm kiếm địa chỉ chữa áp xe quanh chóp răng uy tín, dưới đây là một vài gợi ý cho các bạn:
Trung tâm nha khoa ViDental chữa áp xe quanh chóp răng tốt
ViDental sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo cập nhật công nghệ mới liên tục. Với mong muốn mang đến trải nghiệm nha khoa tuyệt vời cho khách hàng, trung tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất rất tân tiến, hiện đại.
Website liên hệ: ViDental.vn.
Khoa răng hàm mặt của Bệnh viện Bạch mai
Bạch Mai không chỉ địa chỉ khám chữa nha khoa cho người dân cả nước mà còn là nơi đào tạo, nghiên cứu các công trình khoa học. Tuy nhiên vì là bệnh viện lớn, bệnh nhân đông nên khá mất thời nếu bạn lựa chọn thăm khám tại đây. Vì vậy bệnh nhân cần đến sớm để làm thủ tục thăm khám.
Địa chỉ: Tầng 1, Nhà A7, số 78 Giải Phóng, Phương Mai, TP. Hà Nội.
Bệnh viện Từ Dũ chữa áp xe quanh chóp răng ở Hồ Chí Minh
Nếu đang ở khu vực phía Nam cần tìm kiếm một địa chỉ khám răng, Bệnh viện Từ Dũ chính là lựa chọn hàng đầu cho mọi nhà. Bệnh viện có đầy đủ các khoa lâm sàng với các dụng cụ, máy móc hiện đại phục vụ cho thăm khám.
Địa chỉ: Tại 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Làm sao phòng ngừa áp xe quanh chóp?
Áp xe quanh chóp răng tiềm tàng rất nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy bạn nên thực hiện một số biện pháp sau đây để phòng tránh bệnh:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc đánh răng sau mỗi bữa ăn. Dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng.
- Chú ý phục hồi các tổn thương răng miệng như: Trồng lại răng đã mất, chỉnh răng lệch lạc, trám lại các răng sâu, chữa viêm tủy răng,…
- Thực hiện một chế độ ăn khoa học, đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng. Hạn chế ăn đồ ngọt, những thức ăn có chất bám dính, dẻo,… Đồng thời bổ sung nhiều nước, ăn các loại kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt.
- Ngoài ra, bạn nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện các vấn đề răng miệng kịp thời và lấy sạch cao răng.
Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Để phòng tránh tình trạng này, lời khuyên chuyên gia đưa ra cho mọi người là chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và thăm khám định kỳ.
Tìm hiểu thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!