Áp xe răng có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp

Áp xe răng là bệnh lý nha khoa vô cùng phổ biến. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau, sưng răng, tấy đỏ nướu, hôi miệng và thậm chí là sốt cao. Vậy áp xe răng có nguy hiểm không, biến chứng của bệnh này là gì? Bạn nên tham khảo bài viết ngay sau đây để có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc này.

Áp xe răng có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp

Áp xe răng là hiện tượng quanh chóp răng xuất hiện các khối mủ do nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sự xâm nhập và tác động của các vi khuẩn thoát ra từ tủy răng hoại tử.

Bị áp xe răng có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người bệnh. Về vấn đề này, theo các chuyên gia nha khoa nếu phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi dứt điểm mà không để lại đau đớn hay di chứng cho người bệnh. Tuy nhiên để đạt được kết quả này, bạn cần tìm đến cơ sở nha khoa uy tín.

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng, cần được can thiệp điều trị sớm
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng, cần được can thiệp điều trị sớm

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách, áp xe răng có thể gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm, thâm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh như:

  • Mất răng: Trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng nặng từ chân răng đến xương hàm và lan ra mô mềm sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. Hệ quả của tình trạng này là răng bị hư hỏng nghiêm trọng, không còn bảo tồn được nữa, cuối cùng là phải can thiệp nhổ bỏ chiếc răng bị áp xe.
  • Nang do răng: Khi một áp-xe răng không được chữa trị, một khoang chứa đầy dịch mủ có nguy cơ cao phát triển ở phía dưới chân răng. Đó chính là nang do răng.
  • Nhiễm trùng xoang hàm: Biến chứng này có thể xảy ra khi áp xe răng xảy ra ở các răng hàm trên có vị trí gần các xoang.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Biến chứng này thường xảy ra khi vi khuẩn từ một áp-xe răng phát triển mạnh và lan qua các mạch máu. Chúng thậm chí còn có thể di chuyển đến tiêm và gây nhiễm trùng, thậm chí là cướp đi tính mạng của người bệnh.
  • Ludwig’s Angina: Đây là một bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm, lúc này vi khuẩn đã tấn công xuống tận hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm. Bệnh Ludwig’s Angina thường xảy ra ở người lớn do răng bị một áp- xe lâu ngày. Theo các chuyên gia, bác sĩ, bệnh lý này có thể làm nghẽn tắc đường hô hấp và gây ngạt thở khiến người bệnh tử vong.
  • Áp-xe não: Biện chứng áp xe não có thể xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu khiến người bệnh hôn mê, thậm chí là tử vong.

XEM THÊM

Áp xe não là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh áp xe chân răng
Áp xe não là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh áp xe chân răng

Như vậy có thể thấy với thắc mắc áp xe chân răng có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có. Khi nhận thấy bản thân có những có triệu chứng nghi ngờ bệnh này, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa áp xe răng đơn giản, hiệu quả

Ngoài vấn đề bị áp xe răng có nguy hiểm không thì bạn cũng cần quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả. Cụ thể:

  • Tuân thủ nguyên tắc chăm sóc răng miệng: Chải răng ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn và mảng bám thức ăn.
  • Tăng cường sức đề kháng cho mô cứng của răng bằng một số biện pháp dùng fluor toàn thân (sử dụng viên uống fluor, fluor hóa nước uống, fluor hóa muối ăn) hay tại chỗ (dùng kem đánh răng, nước súc miệng có fluor).
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, hoặc có tính bám dính như kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy… Đây đều là những loại thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh và tiết ra nhiều acid có hại cho răng, gây sâu răng.
Để phòng ngừa áp xe răng, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường và tinh bột
Để phòng ngừa áp xe răng, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường và tinh bột
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều nước bọt giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Lấy cao răng và thăm khám sức định kỳ mỗi 6 tháng một lần để bảo vệ răng miệng khỏi các tác nhân gây hại và phát hiện sớm các vấn đề phát sinh cần điều trị, đặc biệt là sâu răng để giảm bớt nguy cơ bị áp-xe răng.
  • Trường hợp răng bị chấn thương hay gặp các vấn đề bất thường nào cũng cần thăm khám và khắc phục ngay nhằm hạn chế các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Những người cần phục hồi hoặc điều trị bệnh lý về răng miệng cần tìm tới địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ nha sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Đây là cách tốt nhất để bạn tránh được những rủi ro ngoài ý muốn gây hại tới răng miệng về sau. Hãy nhớ rằng, rằng không được điều trị đúng cách cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến áp xe.

Vừa rồi là lời giải đáp cho thắc mắc áp xe răng có nguy hiểm không. Mọi vấn đề về răng miệng nào cũng tiềm ẩn ít nhiều rủi ro, thậm chí còn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy ngay từ khi nhận thấy những triệu chứng bất thường, bạn hãy chủ động liên hệ nha sĩ để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

ĐỌC NHIỀU

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua