Áp xe răng: Nguyên nhân, biểu hiện, mức độ nguy hiểm của bệnh

Áp xe răng là một dạng biến chứng do nhiễm trùng của bệnh sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt răng gây ra. Bệnh có thể gây nhiều đau đớn, hơn nữa vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ trong xương hàm tiềm ẩn khá nhiều những biến chứng nguy hiểm. Nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ được phục hồi nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian. Hãy cùng tìm hiểu bệnh áp xe qua bài viết dưới đây. 

Áp xe răng là gì? Có mấy loại áp xe răng?

Áp xe răng là một khái niệm được dùng để chỉ tình trạng một chiếc răng nào đó trên cung hàm bị sưng đau, thường xuất hiện tình trạng tụ mủ, máu và chảy dịch ra bên ngoài. Đây còn được gọi là bệnh nhiễm trùng thường do sâu răng và các bệnh lý về răng miệng gây ra. Hoặc do một tác động nào đó ở ngoài khiến cho răng bị nứt vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong các kẽ răng, tủy răng và làm ê buốt răng gây ra hiện tượng áp xe.

Đây còn được gọi là bệnh nhiễm trùng thường do sâu răng và các bệnh lý về răng miệng gây ra
Đây còn được gọi là bệnh nhiễm trùng thường do sâu răng và các bệnh lý về răng miệng gây ra

Hiện tượng răng bị áp xe theo thời gian thường hình thành vô cùng nhanh. Đôi khi chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày bệnh có thể phát triển và hình thành nên những ô viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ, người trưởng thành, người già và đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ xác định được tình trạng theo 2 trường hợp cụ thể sau đây:

Áp xe quanh thân răng

Áp xe quanh thân răng hay còn gọi là áp xe chóp răng bởi phần lớn cơ chế hình thành là do răng bị sâu trước đó nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn đến tình trạng hoại tử răng và tủy.

Nhiễm trùng ở vị trí chóp răng có thể lan theo nhiều hướng và thường gây tổn thương xương răng, vỏ xương răng và cuối cùng là màng xương. Tình trạng này bị kéo dài có thể gây ra áp xe tạo túi mủ, viêm nhiễm lan đến sàn miệng, ngách hành lang,…

Áp xe nha chu

Tình trạng này là do sự phá hủy của các mô nha chu bởi một loại vi khuẩn đặc hiệu tạo thành. Chúng tồn tại từ trong những mảng bám, vụn thức ăn gây ra viêm nhiễm và hình thành lên những túi nha chu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe răng là gì?

Theo như nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe răng là do vi khuẩn tấn công vào trong khoang miệng từ những mảnh vụn tạo thành mảng bám trên thân răng và mô mềm ở nhiều vị trí khác nhau gây ra. Chúng có thể thông qua những tổn thương về răng và các bệnh lý hay yếu tố khác gây ra. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này cụ thể như sau:

  • Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy lâu ngày không được điều trị dứt điểm.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày không đúng cách, không đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn những vi khuẩn ra khỏi răng, nướu khiến vi khuẩn và các mảng bám sinh sôi và tấn công vào răng.
  • Tai nạn, chấn thương không mong muốn khiến răng bị chịu tác động mạnh gây ra tình trạng bị nứt vỡ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào các kẽ răng và hình thành nên những ổ áp xe.
  • Một số trường hợp có hệ miễn dịch kém và mắc phải những bệnh lý nên như tiểu đường, tim mạch, HIV/AIDS,… cũng có thể xuất hiện gây biến chứng thành áp xe răng.
Sâu răng cũng có thể gây ra tình trạng áp xe
Sâu răng cũng có thể gây ra tình trạng áp xe

Những triệu chứng và ảnh hưởng khi bị áp xe răng

Tình trạng áp xe răng thường bị ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày khiến việc vệ sinh, ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Những triệu chứng dưới đây sẽ giúp cho người bệnh phát hiện được sớm để thăm khám và có hướng giải quyết tốt nhất:

  • Tình trạng đau nhức răng, nhai nhẹ hoặc thậm chí uống nước cũng gây ra tình trạng bị ê buốt và khó chịu, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh hay ngay cả khi dùng nước.
  • Xuất hiện tình trạng hôi miệng, khó chịu do máu hoặc dịch mủ chảy ra dù đã vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, nóng sốt và có những trường hợp bị nổi hạch ở cổ.
  • Khi vùng chân răng, lợi và nướu bị sưng lên rõ ràng thường sẽ chuyển màu trắng bợt hoặc đỏ sẫm có thể dễ dàng quan sát được khi soi gương.
  • Những hạt tụ mủ dưới chân răng xuất hiện, chỉ cần chạm nhẹ cũng gây đau và chảy dịch mủ ra ngoài.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều trị chưa dứt điểm hoặc không điều trị có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:

  • Viêm mô lan tỏa: Tình trạng mô tế bào lan tỏa đến vòm họng, sàn miệng gây ra áp xe, sưng đau toàn miệng. Đây là trường hợp có thể bị ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này. Ở tình trạng nặng hơn có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, ngạt thở và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên diễn biến của biến chứng này cần một thời gian kéo dài nếu được điều trị sớm sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Áp xe ngoài mặt: Tình trạng áp xe răng có thể do áp xe ngoài mặt xảy ra tạo thành đường rò đến vùng má và dưới cằm. Người bệnh lúc này sẽ bị viêm tấy lan đến sàn miệng và hố thái dương. Không những cảm thấy mức độ đau đớn tăng nhanh mà tình trạng bệnh cũng đe dọa nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
  • Viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng xoang hàm: Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi bị nhiễm trùng đi theo đường máu lan đến tim, não và các bộ phận khác. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến tình trạng tử vong với những triệu chứng cấp tính của nó.

Cách điều trị áp xe răng

Sau khi biết được những nguyên nhân cũng như triệu chứng và biến chứng do áp xe răng gây ra người bệnh cần đến ngay cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ tư vấn cũng như lên phương án điều trị tích cực. Tùy theo tình trạng bệnh đang ở thể nặng hay nhẹ mà có cách điều trị phù hợp, cụ thể như sau:

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Đối với những trường hợp bị áp xe răng ở thể nhẹ mà chưa đến được phòng khám để thăm khám và điều trị thì việc áp dụng một vài mẹo trị áp xe răng tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả. Điều này giúp cho tình trạng áp xe được dịu đi những cơn đau khiến cho việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày thuận lợi hơn.

Súc miệng bằng nước muối 

Một trong những cách điều trị áp xe răng đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả cao dành cho những người bị bệnh lý về răng miệng. Đó chính là thực hiện việc súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Thành phần của nước muối có tính kháng khuẩn kháng viêm và điều trị mọi loại bệnh lý về răng miệng khác như viêm lợi, viêm nha chu,… gây ra. Chính vi vậy, không chỉ người bị áp xe răng mới có thể sử dụng nước muối để súc miệng mà những người có răng miệng khỏe cũng cần dùng. Điều này để làm răng luôn được cứng chắc và khỏe mạnh hơn.

Cách làm:

  • Sử dụng một thìa muối và 200ml nước đun sôi để nguội hòa với nhau
  • Thực hiện súc miệng 2 – 3 lần trên ngày trong vòng 2 tuần sẽ giúp tình trạng ê buốt khi bị áp xe răng xuất hiện.
Việc điều trị giúp răng luôn được cứng chắc và khỏe mạnh hơn
Việc điều trị giúp răng luôn được cứng chắc và khỏe mạnh hơn

Túi lọc trà trị áp xe răng 

Trong túi trà có những chất có tác dụng làm thơm miệng, giảm đau và kháng khuẩn hiệu quả. Vì những công dụng trên nên trà cũng có thể là gợi ý để điều trị áp xe răng làm giảm đi những cơn đau tạm thời.

Cách làm:

  • Sau khi uống trà xong hãy sử dụng túi trà đắp trực tiếp lên phần răng bị đau sẽ giúp cơn đau nhanh chóng biến mất và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thực hiện trong khoảng 1 tuần liên tục sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

Lá trầu không 

Trầu không là một trong những nguyên liệu tự nhiên giúp diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả và an toàn để điều trị áp xe nướu răng tại nhà. Do đó, nên tận dụng lá trầu không để điều trị áp xe răng sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ. Cách làm:

  • Rửa sạch 5 – 7 lá trầu không và giã nhỏ rồi hòa với 50ml rượu trắng.
  • Khuấy đều rồi chi gạn lấy phần nước trong để súc miệng hàng ngày.
  • Súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày và kiên trì thực hiện từ 1 – 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả điều trị áp xe răng đáng kinh ngạc.

Việc sử dụng lá trầu không sẽ làm các triệu chứng áp xe răng thuyên giảm nhanh chóng. Đồng thời giúp loại bỏ những mảng bám còn tồn tại và tiêu diệt được vi khuẩn có trong khoang miệng.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thông thường, trong quá trình điều trị áp xe nướu răng, các bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh thêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa được sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Tùy theo mức độ viêm nhiễm cũng như loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau mà bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh với liều dùng tương ứng với tình trạng bệnh. Đa số các bác sĩ sẽ cho bạn uống theo dạng nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng làm giảm ức chế khi bị áp xe răng:

Nhóm Penicillin 

Đây là loại thuốc kháng sinh phổ biến nhất để điều trị áp xe nướu răng. Tuy nhiên, hiện nay có một số loại vi khuẩn có khả năng làm kháng lại loại thuốc này. Nên làm cho việc điều trị không mang lại được hiệu quả như mong muốn.

Đặc biệt trong thành phần thuốc này có khả năng gây ra dị ứng nên người bệnh phải thận trọng trong quá trình sử dụng với những trường hợp cụ thể.

Đây là nhóm thuốc điều trị áp xe nướu răng hiệu quả
Đây là nhóm thuốc điều trị áp xe nướu răng hiệu quả

Nhóm Azithromycin

Nhóm thuốc điều trị áp xe răng này có khả năng ngăn chặn sự phát triển bình thường của vi khuẩn. Thuốc thường được chỉ định cho những bệnh nhân có cơ địa dị ứng với thuốc Penicillin. Liều dùng và cách dùng phải được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn trực tiếp khi sử dụng.

Điều trị áp xe nướu răng bằng thuốc kháng sinh cũng có thể mang lại những tác dụng phụ không như mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần phải đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị bệnh cụ thể.

Điều trị tại nha khoa

Ngoài những cách điều trị áp xe răng tại nhà thì việc điều trị tại nha khoa là điều vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân đang trong giai đoạn khẩn cấp. Vì đây là một dạng nhiễm trùng bên trong răng cần phải có sự can thiệp của nha sĩ. Kết hợp với đó là những loại thuốc mà bác sĩ kê toa để giảm đau và kháng viêm cho vết thương được nhanh lành.

Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ có thể tìm cách trị áp xe răng cho bệnh nhân tại nha khoa khác nhau:

Dẫn lưu áp xe 

Trong trường hợp điều trị áp xe nướu răng mà khối áp xe có kích thước lớn. Bác sĩ sẽ cần phải vệ sinh toàn bộ khoang miệng tạo ra một vết cắt nhỏ trên lợi từ đó mới dẫn lưu áp xe thông qua vết cắt đó. Sau đó tiến hành làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng chuyên dụng của nha khoa.

Tuy nhiên, dẫn lưu áp xe chỉ là cách điều trị áp xe răng tạm thời chứ không hoàn toàn triệt để. Cần phải có thêm những phương pháp để sung để tình trạng bệnh được điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Nhổ răng

Trong trường hợp khối áp xe làm ảnh hưởng đến răng, các bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến những tổ chức răng xung quanh. Khi răng bị hư hại quá nhiều và nếu giữ lại có thể gây ra những bệnh lý khác về răng miệng nên việc nhổ bỏ là điều cần thiết ngay lúc này.

Nhổ răng có thể làm tránh ảnh hưởng đến các răng khác
Nhổ răng có thể làm tránh ảnh hưởng đến các răng khác

Điều trị tủy 

Trong quá trình điều trị áp xe răng, nếu bệnh nhân bị viêm tủy, các bác sĩ sẽ cần phải làm sạch toàn bộ vùng bị viêm nhiễm và phục hồi thẩm mỹ phần thân răng. Sau khi lấy tủy, tuổi thọ của răng sẽ bị suy giảm. Nếu người bệnh giữ gìn răng tốt có sẽ có thể ăn nhai và sinh hoạt trong vòng từ 15 – 25 năm. Đồng thời, răng sau khi được điều trị tủy sẽ khá yếu, đôi khi răng còn chuyển màu sắc sang đen và có thể rất dễ bị gãy vỡ hơn răng bình thường.

Khám áp xe răng ở đâu là tốt nhất?

Trong quá trình điều trị áp xe răng, khi không tìm được ra biện pháp điều trị phù hợp, bạn có thể tìm đến những phòng khám hoặc bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và tìm ra phương hướng điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là những địa chỉ khám răng tốt nhất được nhiều người đến khám những bệnh lý về răng miệng như sau:

Nha khoa Quốc tế Á Châu

Một trong những địa chỉ đầu tiên để khám áp xe răng chính là phòng khám nha khoa Quốc tế Á Châu được xếp vào trong danh sách phòng khám uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Tại đây quy tụ nhiều bác sĩ, nha sĩ hàng đầu có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn cao trong việc điều trị những bệnh lý về răng miệng và phục hình răng thẩm mỹ.

Khi đến với phòng khám nha khoa, bạn sẽ được nhân viên tại đây tiếp đón nhiệt tình và tư vấn kỹ lượng về quá trình điều trị. Bên cạnh đó, nha khoa còn cung cấp đầy đủ những trang thiết bị y tế đạt chuẩn Châu Âu cùng phòng khám được vô trùng cẩn thận nên bạn có thể yên tâm đến đây để điều trị.

Chi phí khám bệnh được phòng khám công khai hoàn toàn và đặc biệt có hỗ trợ chính sách cho khách hàng được trả góp với lãi suất 0% nên bạn có thể yên tâm thăm khám.

Điều trị áp xe răng ở đâu? Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được xếp vào top bệnh viện đa khoa được nhiều người đến thăm khám và điều trị mọi loại bệnh cùng các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ hàng đầu được đào tạo và có kinh nghiệm cùng chuyên môn cao. Tại đây, bệnh viện được trang bị đầy đủ những vật tư, thiết bị hỗ trợ cho quá trình thăm khám nha khoa và phục hình chỉnh răng.

Bệnh viện chỉ làm trong giờ hành chính nên người bệnh cần đến để xếp hàng chờ thăm khám theo đúng quy định của bệnh viện.

Bệnh viện thẩm mỹ – Răng hàm mặt WorldWide

Đây không chỉ là bệnh viện thẩm mỹ phục hình răng mà còn có thể điều trị những bệnh về răng miệng cho nhiều người đến đây thăm khám. Tại đây, bệnh viện được đánh giá cao về chất lượng đạt chuẩn quốc tế với cơ sở hạ tầng khang trang cùng với những thiết bị tiên tiến, hiện đại không ngừng đổi mới trong công nghệ chỉnh nha.

Cùng với đó, bệnh viện còn có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt, chuyên khoa thẩm mỹ tạo hình và chuyên khoa da & laser thẩm mỹ.

Địa chỉ thăm khám tại bệnh viện ở số 244A Cống Quỳnh, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Khám áp xe răng tại Bệnh viện Vinmec Central Park

Một địa chỉ thăm khám áp xe răng tiếp theo là bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park có đội ngũ chuyên gia y tế đầu ngành và các bác sĩ nước ngoài tại bệnh viện để điều trị những bệnh lý về răng miệng tại khoa Răng hàm mặt cho nhiều người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện còn cung cấp đầy đủ những trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế để mọi người có thể đến đây yên tâm thăm khám cũng như điều trị.

Chi phí khám bệnh của bệnh viện được chia theo những mức như sau:

  • Khám chuyên gia có chi phí 1.500.000 VNĐ/lượt
  • Khám chuyên sâu có chi phí là 810.000 VNĐ/lượt
  • Khám đa khoa và chuyên khoa có chi phí từ 300.000 – 450.000 VNĐ/lượt

Ngoài ra, với những người bệnh không đến được bệnh viện để thăm khám có thể nhận tư vấn của bác sĩ theo chi phí như sau:

  • Tư vấn dưới 30 phút có chi phí 150.000 VNĐ/lượt
  • Tư vấn trên 30 phút có chi phí 300.000 VNĐ/lượt

Cách phòng ngừa áp xe răng hiệu quả

Việc điều trị những bệnh lý về răng miệng như áp xe răng cùng cần phải phòng ngừa hiệu quả để tránh bị tình trạng tái phát trở lại gây ra những nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những lưu ý về cách phòng ngừa khi bị áp xe răng như sau:

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ 2 lần/ngày cùng với đó là kết hợp việc súc miệng bằng nước muối và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết những mảng bám còn sót lại trên thân răng tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây ra những ổ áp xe lớn.
  • Bổ sung thêm những loại thực phẩm có nhiều chất xơ và giàu vitamin trong các loại hoa quả hay rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày để răng luôn được chắc khỏe và loại bỏ được vi khuẩn gây hại. Hạn chế lạm dụng đồ ăn có chứa nhiều đường và tinh bột, đồ uống có gas làm nguy hại cho răng.
  • Cần tái khám định kỳ tại nha khoa ít nhất 3 – 6 tháng/lần để các bác sĩ lấy cao răng và kiểm tra tình trạng răng miệng cụ thể giúp sớm phát hiện và điều trị bệnh nhanh chóng, không gây nguy hiểm đến răng xung quanh.
Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh áp xe răng, nếu trong trường hợp áp xe răng nặng hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và chữa trị tránh tình trạng không điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc khi bị áp xe.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua