Các phương pháp điều trị áp xe răng được áp dụng phổ biến (Cập nhật)

Áp xe răng khởi phát do một số bệnh lý về răng miệng, phổ biến nhất là sâu răng, viêm nướu. Do vi khuẩn lúc này đã xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ trong xương hàm nên người bệnh phải đối mặt với cảm giác đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này sẽ đề cập tới các cách điều trị áp xe chân răng được áp dụng phổ biến hiện nay để người bệnh có thể tham khảo.

Phương pháp điều trị áp xe răng được áp dụng phổ biến

Mẹo dân gian, biện pháp Tây y hay Đông y đều có thể được áp dụng để điều trị áp xe răng một cách hiệu quả.

Điều trị áp xe răng tại nhà bằng mẹo dân gian

Trong trường hợp áp xe răng mới khởi phát ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà để kiểm soát và làm giảm triệu chứng bệnh. Các nguyên liệu được sử dụng đều có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt mà còn vô cùng lành tính nên hoàn toàn không gây bất cứ tác dụng phụ nào.

Súc miệng nước muối

Muối chính là hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn tự nhiên vô cùng hiệu quả. Bởi vậy mà nguyên liệu này từ lâu đã được ông cha ta áp dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm, trong đó có áp xe răng.

Súc miệng nước muối là cách làm hiệu quả giúp lọi bỏ sạch vi khuẩn và cặn thức ăn trên răng
Súc miệng nước muối là cách làm hiệu quả giúp lọi bỏ sạch vi khuẩn và cặn thức ăn trên răng

Cách thực hiện:

  • Pha nửa muỗng muối trắng vào cốc nước ấm rồi khuấy đều.
  • Khi muối tan hết thì dùng để ngậm trong 1 – 2 phút rồi mới súc miệng và nhổ ra. Áp dụng cách này 3,4 lần mỗi ngày sẽ giúp triệu chứng áp xe răng thuyên giảm nhanh chóng.

Súc miệng với tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà nổi tiếng với tác dụng chống viêm đồng thời cải thiện cơn đau răng nghiêm trọng cực kỳ hiệu quả. Nguyên nhân là do nguyên liệu này có chứa menthol – một chất có đặc tính mát lạnh và sở hữu khả năng gây tê tại chỗ. Đáng chú ý, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, trong tinh dầu bạc hà cũng chứa các thành phần hỗ trợ tiêu diệt khá nhiều loại vi khuẩn gây sâu răng, áp xe và nhiễm trùng răng, nướu.

Cách thực hiện:

  • Pha 5 giọt tinh dầu bạc hà cùng với 1 muỗng dầu oliu để vừa ngậm vừa súc miệng trong vòng 1 phút.
  • Súc miệng lại với nước ấm để loại bỏ sạch tinh dầu bạc hà và dầu oliu trong khoang miệng.
  • Mỗi ngày cần áp dụng mẹo trên khoảng 2 – 3 lần dòng thời kiên trì thực hiện trong nhiều ngày để triệu chứng đau, viêm do áp xe răng.

Dùng baking soda cải thiện triệu chứng áp xe răng

Baking soda giúp loại bỏ hiệu quả các mảng bám trong miệng đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn, loại bỏ nguồn vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nguyên liệu này để hỗ trợ điều trị áp xe răng tại nhà.

Baking soda có khả năng làm trắng răng, diệt khuẩn nên có thể hỗ trợ điều trị áp xe răng
Baking soda có khả năng làm trắng răng, diệt khuẩn nên có thể hỗ trợ điều trị áp xe răng

Cách thực hiện:

  • Lấy lượng baking soda đủ dùng ra chén.
  • Sử dụng một miếng bông y tế thấm một ít nước lọc sạch rồi nhúng vào bột baking soda.
  • Đặt miếng bông cẩn thận lên lên vị trí răng bị ảnh hưởng do áp xe đến khi cơn đau được cải thiện.
  • Người bệnh nên áp dụng mẹo dân gian hỗ trợ điều trị áp xe nướu răng với baking soda vài lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau nhức nhanh chóng.

Chú ý: Các biện pháp dân gian vừa liệt kê ở trên trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng áp xe răng mà không thể điều trị bệnh này khỏi hoàn toàn. Do đó, trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, khó kiểm soát, bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị đúng hướng.

Cách trị áp xe răng bằng bài thuốc Đông y

Ngoài mẹo dân gian, cũng khá nhiều ngừa bệnh sử dụng bài thuốc Đông y để điều trị áp xe nướu răng. Bởi Đông y thường dựa trên căn nguyên gây bệnh để áp dụng loại dược liệu phù hợp nhằm chữa bệnh từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, các nguyên liệu được sử dụng đều là cây thuốc tự nhiên, sở hữu nhiều dược tính mà không gây hại cho sức khỏe người dùng.

Khi bị áp xe răng, bạn có thể áp dụng 1 số bài thuốc Đông y để thuyên giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm sau đây:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị rau má, lá đinh lăng và chè xanh mỗi vị thuốc khoảng 30g; rau rệu khô 50g.
  • Các cây thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn.
  • Cho nguyên liệu đã rửa vào nồi, đổ thêm 700ml nước và đun sôi cho đến khi còn ½ thì tắt bếp. Chú ý, trong quá trình đun khi nước đã sôi cần để nhỏ lửa.
  • Chắt nước thuốc để sử dụng 2 – 3 lần trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này cho đến khi triệu chứng đau nhức, sưng viêm răng do áp xe răng thuyên giảm.

XEM THÊM

Rau má có đặc tính mát, giúp tiêu viêm, giảm đau do áp xe chân răng hiệu quả
Rau má có đặc tính mát, giúp tiêu viêm, giảm đau do áp xe chân răng hiệu quả

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị hoài sơn, sinh địa, chi tử, sơn thù, đại táo và cam thảo mỗi loại 12g; đan bì, trạch tả mỗi loại khoảng 10g.
  • Rửa sạch nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị và để ráo nước.
  • Cho thuốc vào nồi đun sôi cùng 500ml nước cho tới khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.
  • Người bị áp xe răng cần chia thuốc đã đun làm 3 lần uống trong ngày để đẩy lùi triệu chứng bệnh.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị hoa mộc 11g, lá nhãn 10g, lá lốt và vỏ cây đại mỗi loại 8g; 200ml rượu trắng nguyên chất.
  • Các vị thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch và cho vào ấm đun sôi cùng rượu gạo nguyên chất trong khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
  • Khi nước thuốc nguội bớt thì chắt vào bình, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Lấy lượng vừa đủ rượu thuốc để ngậm và súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Chú ý:

  • Do sử dụng dược liệu nguyên chất nên bài thuốc Đông y chữa áp xe răng thường tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện.
  • Hiệu quả của thuốc Đông y chữa áp xe răng nhanh hay chậm, nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người bệnh. Điều này có nghĩa không phải ai cũng phù hợp với biện pháp điều trị này.
  • Nếu muốn áp dụng thuốc Đông y, bạn cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Cách điều trị bệnh áp xe chân răng theo Tây y

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh áp xe răng là:

  • Loại bỏ hoàn toàn và triệt để ổ nhiễm trùng trên răng.
  • Bảo tồn răng bị áp xe.
  • Phòng ngừa biến chứng.
  • Điều trị triệt để nguyên nhân để tránh bệnh tái phát.
Khi bị áp xe răng, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị đúng hướng
Khi bị áp xe răng, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị đúng hướng

Tùy vào vị trí cũng như mức độ áp xe răng mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để chữa trị. Cụ thể:

Dùng thuốc chữa áp xe răng

Trường hợp áp xe cấp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc kháng sinh sao cho phù hợp với từng tình trạng bệnh. Các loại thuốc thường dùng bao gồm: Erytromiycin 250mg, Amoxil, Amoxicillin, Paracetamol 500mg, Ibuprofen, Metronidazol,…

Các loại thuốc được kê đơn trên thường phát huy tác dụng tức thì. Tuy nhiên, ở giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng ăn sâu vào tủy răng thì cách điều trị này lại không mang lại hiệu quả cao.

Khi điều trị bằng thuốc, người bị áp xe răng hay viêm tủy răng cũng cần chú ý:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc để tránh gây tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, nôn mửa,…
  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể gây nguy hiểm đến các cơ quan nội tạng, thậm chí đến tính mạng.

Điều trị tủy răng

Khi áp xe răng có dấu hiệu xâm lấn gây sưng mủ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị tủy răng để loại bỏ hết phần tủy bị chết. Tiếp đó, áp xe răng cần được rạch ra để nạo mủ, vết viêm quanh chóp răng. Cuối cùng là bước làm sạch để loại bỏ triệt để vi khuẩn rồi bịt kín ống tủy và tiến hành trám thân răng.

Người bị áp xe răng nặng cũng có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tủy răng
Người bị áp xe răng nặng cũng có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tủy răng

Theo lời khuyên của các chuyên gia, người bệnh có nên chọn chất liệu để trám răng là Amalgam, Composite, Inlay/Onlay,… Chúng không chỉ có độ bền tốt mà còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh gây bệnh hiệu quả và tăng tính thẩm mỹ cho răng.

Nhổ răng

Nhổ răng là biện pháp điều trị cần thiết trong trường hợp áp xe gây chết tủy hoàn toàn. Cách này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm lan sang các răng khác. Tiếp đó, người bệnh cần trồng răng giả để có thể đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Chỉnh hình khớp cắn

Trong trường hợp áp xe răng khởi phát do chấn thương khớp cắn sau chỉnh nha thì bác sĩ cần thực hiện thêm biện pháp hỗ trợ điều trị là chỉnh hình khớp cắn. Đây là cách tốt nhất để đưa khớp cắn về đúng vị trí cân xứng, ngăn chặn mầm bệnh phát triển trong răng.

Phẫu thuật

Bệnh áp xe răng nếu tiến triển nặng và gây ra biến chứng về hô hấp, tim mạch gây ra triệu chứng khó thở, sốt cao thì người bệnh cần nhập viện để phẫu thuật. Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Một số lưu ý khi điều trị áp xe răng

Để đạt hiệu quả điều trị áp xe răng tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm làm sạch răng miệng có chứa Fluoride – một hoạt chất sở hữu khả năng diệt khuẩn làm trắng răng rất tốt. Chú ý chải răng theo chiều dọc, xoáy tròn vào bề mặt nhai để loại bỏ hết vi khuẩn, cặn thức ăn.
Bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng
  • Trong trường hợp răng có bệnh lý hoặc sứt mẻ do chấn thương nên điều trị và phục hình bằng các biện pháp phù hợp.
  • Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng và canxi tốt cho sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ ăn dễ gây sâu răng, viêm lợi như bánh kẹo ngọt, thức ăn nhiều đường, trà đặc, cà phê, rượu bia,….
  • Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi lại nhiều bệnh tật bằng cách tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Sau điều trị áp xe răng, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra, phòng ngừa bệnh tái phát.
  • Nên đến phòng khám nha khoa uy tín để lấy vô răng và thăm khám răng định kỳ 6 tháng một lần nhằm sớm phát hiện và chữa trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng nếu có.

Có thể thấy trên thực tế có rất nhiều cách điều trị áp xe răng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần thiết phải đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phác đồ chữa trị hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng sau khi điều trị bệnh cũng là yếu tố quan trọng giúp các tổn thương trên răng cải thiện nhanh chóng.

ĐỌC NHIỀU

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua