[Giải Đáp] Nên Sử Dụng Thuốc Tê Hay Thuốc Mê Khi Nhổ Răng Khôn?
Sử dụng thuốc tê hay thuốc mê trong nhổ răng khôn tốt hơn? Loại nào ít đau và an toàn hơn vẫn là vấn đề nhận được nhiều lượt quan tâm trong tháng vừa qua trên Tapchinhakhoa. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Quang Anh, chuyên gia nhổ răng khôn top 1 tại Hà Nội để giải đáp những băn khoăn của cộng đồng về vấn đề này.
Tại sao nhổ răng khôn cần dùng thuốc tê hoặc thuốc mê?
Răng khôn là răng mọc trong thời kỳ khôn lớn, vì mọc muộn nên thường bị thiếu chỗ trên cung hàm, dẫn đến mọc nghiêng/ lệch, tác động vào các răng khác gây đau đớn, khó chịu. Nhổ răng khôn là kỹ thuật khó bởi răng liên kết với nhiều dây thần kinh và nằm sâu trong cung hàm. Một số răng còn có chân sâu, cong và ngoắc qua dây thần kinh cảm giác.
Theo bác sĩ Quang Anh, trong quá trình nhổ răng, các bác sĩ cần can thiệp vào cấu trúc răng, nướu và xương, có thể sẽ gây khó chịu hoặc đau đớn cho khách hàng. Do đó, sử dụng thuốc tê hay thuốc mê sẽ đem lại một số lợi thế sau:
Hạn chế cảm giác đau đớn tạm thời
Sử dụng thuốc tê làm “mất cảm giác đau tạm thời” khu vực xung quanh răng cần nhổ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nha sĩ thực hiện quá trình nhổ êm ái, không gây khó chịu cho khách hàng.
Tương tự, thuốc mê tác động vào hệ thần kinh và các tín hiệu cảm giác gửi từ vùng bị can thiệp nhổ răng đến não bộ, làm cho khách hàng không cảm nhận đau. Nói cách khác, khách hàng sau khi được “tiền mê” như đang lâm vào trạng thái “bán ngủ say’, vẫn có thể nhận thức nhưng không còn cảm giác đau.
Giảm căng thẳng và lo âu
Sử dụng thuốc tê hoặc thuốc mê giúp làm dịu tâm lý khách hàng, hạn chế lo âu, căng thẳng trước và trong quá trình can thiệp nhổ răng.
Tuy nhiên, thuốc tê có tác dụng phụ tại chỗ là làm cho tim đập nhanh, bạn sẽ cảm tưởng như người hồi hộp hơn. Bạn chỉ cần thở đều để giữ bình tĩnh
Đảm bảo an toàn cho khách hàng
Việc tiêm tê khu vực nhổ giúp tránh các trường hợp phản ứng bất ngờ trong quá trình bác sĩ tiến hành nhổ, đồng thời giảm nguy cơ gây tổn thương không mong muốn.
Tạo điều kiện để “phục hồi” sau quá trình can thiệp
Sau khi quá trình nhổ răng hoàn thành, khách hàng thường cần thời gian để hồi phục. Sử dụng thuốc tê giúp làm giảm cảm giác đau và khó chịu ngay sau khi nhổ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.
> Xem thêm: Giải Pháp Nhổ Răng Khôn Ít Đau – Xâm Lấn Tối Thiểu Cùng Dr Quang Anh ViDental
Loại thuốc tê và thuốc mê thường được sử dụng khi nhổ răng khôn
Tùy thuộc vào loại tiểu phẫu, số răng nhổ mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tê hay gây mê cho phù hợp. Tuy nhiên các phòng khám thường tiêm tê, các bệnh viện sẽ dùng biện pháp gây mê.
- Thuốc tê tại chỗ (local anesthesia): Được sử dụng để gây tê vùng xung quanh răng khôn. Thường là loại thuốc tê dạng tiêm, giúp làm tê vùng răng và lợi để khách hàng không cảm nhận đau.
- Thuốc mê bằng cách hít (nitrous oxide): Còn được gọi là “hơi ô xy” hoặc “khí cười”, làm giảm căng thẳng và đau đớn. Tuy nhiên, hình thức này hiếm khi sử dụng trong tiểu phẫu nhổ răng khôn tại các phòng khám.
- Thuốc mê tạo ngủ – Tiền mê (sedation): Dùng trong tiểu phẫu răng khôn tại bệnh viện, khách hàng vẫn có thể tỉnh táo và phản ứng khi có tác động, không mất ý thức hoàn toàn. Tuy nhiên cần thời gian nghỉ ngơi sau nhổ để “tỉnh khỏi cơn mê” sau khi hoàn tất nhổ răng.
- Thuốc mê toàn thân (general anesthesia): Dùng trong những trường hợp nhổ răng phức tạp, kéo dài thời gian hoặc tâm lý khách hàng thiếu ổn định.
Nhìn chung, sử dụng thuốc tê/ thuốc mê giúp giảm đau và căng thẳng trong quá trình nhổ răng khôn, tạo cơ hội cho nha sĩ nhổ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều thuốc tê hoặc thuốc mê có thể gây phản ứng dị ứng, thậm chí nếu sử dụng không đúng cách, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của khách hàng. Do vậy, việc sử dụng thuốc tê hoặc thuốc mê nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các chuyên gia y tế có kinh nghiệm.
Tiêu chí quyết định lựa chọn gây tê hoặc gây mê
Trong quá trình nhổ răng khôn, quyết định sử dụng thuốc tê hoặc thuốc mê phụ thuộc vào: tình trạng sức khỏe của khách hàng, tính phức tạp của quá trình nhổ răng, trạng thái tinh thần của khách hàng. Dưới đây là một số điều kiện cần xem xét để quyết định nên sử dụng thuốc mê/ thuốc tê nào.
Sử dụng thuốc tê khi:
- Quá trình nhổ răng đơn giản: Thuốc tê thường được sử dụng trong những trường hợp nhổ răng đơn giản, không phức tạp. Ví dụ như nhổ răng cấp độ đơn giản đến trung bình như răng khó độ 2-3.
- Thời gian nhổ diễn ra nhanh chóng: Thời gian nhổ diễn ra dưới 2 tiếng, hoặc càng ngắn càng tốt. Trung bình 4 răng bác sĩ Quang Anh thực hiện cho các khách hàng tại nha khoa ViDental, các răng thường từ cấp độ trung bình đến siêu khó thường từ 45 phút đến 1 tiếng. Một số răng hàm trên thậm chí chỉ cần khoảng 2 phút.
Sử dụng thuốc mê khi:
- Quá trình nhổ răng phức tạp: Trong trường hợp nhổ răng khôn phức tạp, như mọc ngầm hoàn toản, chân răng sâu khó, thời gian diễn ra dài thì thường dùng thuốc mê.
- Tâm lý khách hàng không ổn định: Thuốc mê có thể giúp giảm lo âu hoặc sợ hãi mạnh của khách hàng trong quá trình nhổ răng khôn. Khách hàng sẽ cảm thấy thư thái và có thể thậm chí không nhớ được phần lớn quá trình bác sĩ can thiệp nhổ.
- Can thiệp phẫu thuật kết hợp các thủ thuật phẫu thuật khác: Trong những trường hợp cần can thiệp phẫu thuật kết hợp với các thủ thuật khác, bác sĩ sẽ đánh giá để cân nhắc có thực sự cần dùng thuốc mê không.
- Tình trạng sức khỏe kém: Trong trường hợp khách hàng có tình trạng sức khỏe không tốt, việc sử dụng thuốc mê được ưu tiên để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định trong suốt quá trình bác sĩ nhổ răng.
Tóm lại, việc sử dụng thuốc tê hoặc thuốc mê khi nhổ răng khôn phụ thuộc vào tính phức tạp của quá trình nhổ, tình trạng sức khỏe của khách hàng và nguyện vọng của khách hàng. Quyết định nên dùng loại thuốc nào phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ y tế.
Tác dụng phụ của thuốc tê và thuốc mê khi nhổ răng khôn
Mặc dù thuốc tê và thuốc mê thường được sử dụng để làm giảm đau và tê cảm giác trong quá trình nhổ răng khôn, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định.
Tác dụng phụ của thuốc tê khi nhổ răng khôn
Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tê trong quá trình nhổ răng khôn:
- Cảm giác tê kéo dài sau nhổ răng: Sau khi đã kết thúc quá trình nhổ răng, khách hàng vẫn cảm thấy tê và không có cảm giác vùng môi. Cảm giác sẽ kết thúc dần sau 2-3 tiếng khi thuốc tê tan.
- Sưng và đỏ tại vùng tiêm: Vị trí tiêm thuốc tê có thể bị đỏ hoặc sưng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Đây là phản ứng thường thấy và thường sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn.
- Dị ứng hoặc phản ứng với thuốc tê: Một số người có thể phản ứng dị ứng hoặc phản ứng với các thành phần trong thuốc tê. Dấu hiệu dị ứng có thể bao gồm ngứa, đỏ, sưng, hoặc dị ứng nghiêm trọng hơn.
- Sưng môi miệng: Một số người có thể bị sưng ở môi miệng sau khi tiêm thuốc tê. Đây cũng là một tác dụng phụ tạm thời.
- Phù nướu: Thuốc tê có thể gây ra sự phù nướu ở vùng tiêm, tuy nhiên, phù nướu này thường sẽ giảm đi sau khi tác dụng của thuốc tê kết thúc.
- Mất cảm giác kéo dài: Trong một số trường hợp, có thể xảy ra tình trạng mất cảm giác kéo dài sau khi tác dụng của thuốc tê đã mất.
- Tác dụng phụ thần kinh: Trong một số trường hợp hiếm, thuốc tê có thể gây ra các tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh như run chân tay, cảm giác mất điều khiển, hoặc nhức đầu.
Sau khi nhổ răng, khách hàng cần ở lại nha khoa theo dõi từ 1-2 tiếng để ngăn chặn mọi tác dụng phụ từ thuốc tế hoặc các nguy cơ khác sau nhổ răng. Khi có dấu hiệu lạ, khách hàng cần thông tin chính xác và kịp thời đến nhân viên để được hướng dẫn khắc phục sớm.
Tác dụng phụ của thuốc mê sau nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn bằng phương pháp gây mê, thuốc mê còn dư thường gây nhiều tác dụng phụ nặng và dài hạn hơn so với thuốc tê. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là các tác dụng phụ tạm thời hoặc ngắn hạn.
Các tác dụng phụ này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc mê được sử dụng và cơ địa của từng người. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến mà khách hàng có thể trải qua sau khi gây mê nhổ răng khôn:
- Buồn ngủ và mệt mỏi: Các loại thuốc mê thường làm khách hàng buồn ngủ và mệt mỏi sau quá trình can thiệp, do tác động của thuốc mê lên hệ thần kinh chưa hết tác dụng.
- Buồn nôn và nôn mửa: Một số người có thể có cảm giác buồn nôn sau khi tỉnh lại do tác động của thuốc mê lên dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Rơi vào trạng thái lơ mơ ngắn hạn dù đã kết thúc quá trình nhổ răng: Một số loại thuốc mê mất một khoảng thời gian để hoàn toàn tỉnh lại sau nhổ răng.
- Mất cảm giác tại vùng can thiệp: Sau khi tác dụng của thuốc mê mất đi, có thể xuất hiện một thời gian ngắn mất cảm giác tại vùng đã được can thiệp. Điều này thường mất đi sau một thời gian ngắn.
- Tình trạng tinh thần thay đổi: Thuốc mê có thể ảnh hưởng đến tình trạng tinh thần của khách hàng như thiếu tỉnh táo hoặc có tâm trạng không ổn định sau khi tỉnh dậy.
- Tác động dự phòng: Trong một số trường hợp, khách hàng có thể trải qua tình trạng tác động dự phòng sau khi sử dụng thuốc mê như run rẩy, hoặc tình trạng như đang mơ.
- Phản ứng dị ứng: Một số người có thể bị phản ứng dị ứng với thuốc mê, gây ra tình trạng da ngứa, đỏ, hoặc sưng.
Dr Quang Anh lưu ý: Không phải tất cả mọi người đều trải qua tác dụng phụ này và mức độ tác dụng phụ có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trước khi sử dụng thuốc mê, bác sĩ có trách nhiệm thông báo cho bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Vì thuốc mê có một số tác dụng phụ lâu và mạnh hơn, nên thông thường khách hàng thường ưu tiên lựa chọn nha khoa có bác sĩ tay nghề cao để thực hiện nhổ răng.
> Xem thêm: Top nha khoa nhổ răng khôn uy tín ở Hà Nội
Thời gian tác dụng của thuốc tê, thuốc mê khi nhổ răng khôn
Thời gian tác dụng của thuốc tê và thuốc mê khi nhổ răng khôn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc tê được sử dụng và cách cơ động của cơ thể mỗi người.
Thông thường, thuốc tê có tác dụng từ một giờ đến vài giờ, thuốc mê tùy loại có tác dụng trong vài phút, vài giờ hoặc xuyên suốt quá trình thực hiện tiểu phẫu nhổ răng. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tác dụng của thuốc tê/ thuốc mê :
- Loại thuốc tê/ thuốc mê: Các loại thuốc tê có thể có thời gian tác dụng khác nhau. Một số loại có tác dụng ngắn hơn, trong khi một số loại khác có thể tác dụng lâu hơn.
- Liều lượng thuốc tê/ thuốc mê: Liều lượng thuốc tê/ thuốc mê cũng ảnh hưởng đến thời gian tác dụng. Liều lượng cao hơn có thể kéo dài thời gian tác dụng.
- Vị trí tiêm thuốc tê hoặc hình thức gây mê: Khu vực được tiêm thuốc tê cũng ảnh hưởng đến thời gian tác dụng. Vùng gần các dây thần kinh có thể có tác dụng nhanh hơn và kéo dài hơn so với vùng xa hơn các dây thần kinh. Tương tự, tùy vào hình thức gây mê, hít, tiêm trực tiếp hay tiền mê có thời gian khác nhau.
- Cơ địa mỗi người: Tác dụng của thuốc tê/ thuốc mê có thể được ảnh hưởng bởi cơ địa và quá trình chuyển hóa của cơ thể mỗi người. Một số người tan thuốc tê/ thuốc mê nhanh hơn, trong khi người khác có thể cần thời gian lâu hơn để thuốc tê mất tác dụng.
- Tình trạng sức khỏe: Một số yếu tố về sức khỏe như tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể và sử dụng các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến thời gian tác dụng của thuốc tê/ thuốc mê.
Tóm lại, thời gian tác dụng của thuốc tê/ thuốc mê khi nhổ răng khôn có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ căn chỉnh lượng thuốc tê cho phù hợp với thời gian tiến hành nhổ và sức khỏe của bạn.
Thuốc tê hay thuốc mê hết tác dụng phải làm sao?
Khi thuốc tê, thuốc mê bắt đầu mất tác dụng sau quá trình nhổ răng khôn, bạn có thể thấy hơi đau và khó chịu. Bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của nha sĩ tại nha khoa để hạn chế tối đa cảm giác đau.
Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau sẽ giúp hạn chế tối đa cảm giác khó chịu khi thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên khách hàng không được lạm dụng mà cần dùng theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ, thường 4-6 tiếng một viên.
Thực hiện chăm sóc vùng bị nhổ răng khôn: Theo chỉ dẫn của nha sĩ hoặc nha khoa bạn đang theo, bạn nên chăm sóc vùng bị nhổ răng khôn bằng cách rửa miệng bằng nước muối ấm, không hút thuốc lá, ăn uống nhẹ nhàng.
Trao đổi trực tiếp với chuyên gia y tế: Nếu cảm giác đau hoặc khó chịu kéo dài sau thuốc tê hết tác dụng, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ tại phòng khám. Khách hàng không nên đăng mạng xin tư vấn nha sĩ online và vệ sinh sai cách.
Điều kiện an toàn trước và sau sử dụng thuốc tê
Sử dụng thuốc tê trong nhổ răng khôn là một quá trình phức tạp và yêu cầu cầu về căn chỉnh liều lượng cho phù hợp. Dưới đây là một số điều kiện an toàn đang được đáp ứng khi sử dụng thuốc tê nhổ răng khôn tại nha Khoa ViDental – Nơi Dr Quang Anh đang công tác. Nha khoa tuân thủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC, nên bạn có thể tham khảo chung:
- Thăm khám tổng thể: Trước khi sử dụng thuốc tê bác sĩ cần kiểm tra sức khỏe tổng thể của khách hàng, bao gồm: kiểm tra lịch sử bệnh tật, dị ứng, thuốc đang dùng và tình trạng sức khỏe hiện tại để đảm bảo rằng khách hàng có thể an toàn sử dụng thuốc tê.
- Đánh giá tính phức tạp của nhổ răng khôn: Dựa trên tình trạng răng khôn, bác sĩ sẽ đánh giá tính phức tạp, kéo dài của quá trình nhổ răng khôn. Tùy thuộc vào độ phức tạp bác sĩ sẽ quyết định về loại và liều lượng thuốc tê sẽ được tiêm.
- Dị ứng và phản ứng: Bác sĩ hỏi kỹ về dị ứng hoặc phản ứng với thuốc tê trong quá khứ của khách hàng, hạn chế tình trạng dị ứng không mong muốn khi sử dụng thuốc tê.
- Hướng dẫn cho khách hàng: Nha khoa hướng dẫn cụ thể về quy trình sử dụng thuốc tê, tác động và tác dụng phụ có thể xảy ra, cũng như cách chăm sóc sau quá trình nhổ răng khôn.
- Sử dụng thiết bị an toàn: Nha khoa ViDental thiết bị và dụng cụ y tế an toàn, vô khuẩn 100% trong suốt quá trình từ tiêm tê đến hoàn tất nhổ răng.
- Chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp: Các ca nhổ răng khôn được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, có khả năng xử lý tình huống khẩn cấp như phản ứng dị ứng với thuốc tê.
Theo dõi sau quá trình nhổ răng: Sau khi quá trình nhổ răng khôn hoàn tất, khách hàng cần được theo dõi tối thiểu 1-2 tiếng để kịp thời bất kỳ dấu hiệu tác dụng phụ không mong muốn.
Như vậy, dùng thuốc tê hay thuốc mê trong nhổ răng khôn phụ thuộc và nhiều yếu tố và sẽ được bác sĩ cân nhắc sử dụng cho phù hợp với từng đối tượng. Việc sử dụng thuốc tê là hoàn toàn cần thiết để giảm cảm giác đau đớn trong quá trình bác sĩ thực hiện nhổ. Việc cấp thiết hàng đầu khi nhổ răng khôn đó là chọn được một đơn vị nha khoa có tầm và bác sĩ có tâm. Khi đó bạn có thể an tâm nhổ mà không vướng bận điều gì.
> Xem thêm: Tham khảo chi phí nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu ít đau
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!