Những thông tin cần biết về trồng răng implant [Giải đáp]

Trồng răng implant được xem là bước đột phá ấn tượng trong công nghệ nha khoa, được nhiều khách hàng không chỉ Việt Nam mà cả trên thế giới ưa chuộng nhờ những ưu điểm vượt trội. Với phương pháp này, mất răng không còn là nỗi sợ của mọi người, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Trồng răng implant là gì?

Trồng răng implant hay còn gọi là cấy ghép implant được coi là một trong những phương pháp trồng răng sứ giúp khôi phục tình trạng mất một hoặc nhiều răng hiện đại hơn so với các cách phục hình răng truyền thống.

Trồng răng implant sử dụng phương pháp phẫu thuật đặt một chân răng giả vào xương hàm để thay thế chân răng thật đã mất giúp nâng đỡ mão răng sứ hay cầu răng.

Cấu tạo của răng implant gồm 3 phần như sau:

  • Trụ implant: Được làm bằng titanium có hình dáng giống chiếc đinh vít và đóng vai trò như chân răng thật với bề mặt nhám hoặc mịn, được đặt vào xương hàm ở vị trí răng đã mất.
  • Mão răng sứ: Chính là phần răng sứ gắn bên trên có chức năng như răng thật.
  • Abutment: Là phần khớp nối giữa trụ implant với mão răng sứ tạo thành một thể thống nhất, được làm từ hợp chất kim loại hoặc sứ. Abutment chỉ được gắn cố định khi có sự tích hợp chắc chắn giữa xương hàm với bề mặt ngoài của trụ Implant.
Trồng răng implant là phương pháp giúp khôi phục tình trạng mất một hoặc nhiều răng hiện đại
Trồng răng implant là phương pháp giúp khôi phục tình trạng mất một hoặc nhiều răng hiện đại

Những trường hợp nên và không nên thực hiện trồng răng implant

Cấy ghép răng implant là phương pháp có thể thực hiện được ở nhiều vị trí khác nhau trong hàm răng, đảm bảo cả mặt thẩm mỹ và mặt ăn nhai như răng thật.

Đa phần các địa chỉ niềng răng trả góp tại Hà Nội hiện nay đều đang áp dụng hình thức thanh toán trước một phần chi phí và trả phần còn lại theo từng tháng. Trung bình, khách hàng cần chi trả 1 – 2 triệu/ tháng cho đến khi hoàn tất. Vậy có những địa chỉ nào niềng răng uy tín tại khu vực Hà Nội đang áp dụng chính sách này, hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

Dưới đây là những trường hợp có thể áp dụng phương pháp trồng răng implant:

  • Người bị mất một hoặc nhiều chiếc răng do tuổi tác hay do tai nạn, sử dụng phương pháp cấy ghép implant mang lại hiệu quả cao.
  • Răng bị sâu, hư hỏng ở mức độ nặng cần nhổ bỏ.
  • Trường hợp răng bị nha chu không thể khắc phục cần phải nhổ sớm để tránh bị nhiễm trùng nặng, dẫn đến tình trạng tiêu xương.
Người bị mất một hoặc nhiều răng có thể áp dụng phương pháp trồng răng implant
Người bị mất một hoặc nhiều răng có thể áp dụng phương pháp trồng răng implant

Ngoài ra còn một số trường hợp không nên thực hiện phương pháp trồng răng implant như:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi, do ở độ tuổi này cấu trúc xương hàm chưa phát triển toàn diện nên việc cấy ghép sẽ ảnh hưởng tới xương hàm của trẻ.
  • Phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng không thể áp dụng phương pháp này vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình thực hiện.
  • Người tâm thần bị rối loạn gây khó khăn khi trồng răng implant.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp… cũng không phù hợp để cấy ghép implant.

Xem thêm:

Quy trình thực hiện cấy ghép implant diễn ra như thế nào?

Phương pháp trồng răng implant được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đây là bước đầu tiên nhưng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để thực hiện các bước tiếp theo. Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát cấu trúc răng, hàm mặt, sức khỏe răng miệng và làm một số xét nghiệm. Phân tích kết quả, xác định xem người bệnh có phù hợp để thực hiện phương pháp cấy ghép implant hay không. Từ đó lên phác đồ điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất và an toàn cho người bệnh.

Sau khi người bệnh đồng ý với phương pháp điều trị bác sĩ sẽ hẹn lịch để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Cấy trụ implant

Trước khi cấy trụ implant, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng người bệnh thật sạch sẽ và tiến hành gây tê để không còn cảm giác đau đớn, cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt trụ implant vào xương hàm sau đó lắp vít abutment để nối dài chân răng và lấy mẫu chế tạo răng sứ gửi đến Labo. Trong thời gian chờ trụ implant được ổn định, người bệnh sẽ được gắn răng giả tạm thời.

Bác sĩ sẽ đặt trụ implant vào xương hàm
Bác sĩ sẽ đặt trụ implant vào xương hàm

Bước 3: Lắp răng sứ cố định

Khi phần trụ implant ăn nhập với xương hàm, bác sĩ sẽ lắp răng sứ lên phần trụ implant đã cấy ghép trước đó. Bước lắp răng sứ cố định diễn ra nhanh chóng và không gây bất cứ đau đớn hay ê buốt nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.

Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra lại khớp cắn và độ chịu lực của răng.

Kết thúc quá trình, người bệnh được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn phù hợp, đồng thời hẹn lịch khám định kỳ.

Cấy ghép implant có tốt không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, vậy cấy ghép răng implant có tốt không? Cấy ghép implant là thành tựu vượt bậc của công nghệ nha khoa hiện đại giúp phục hình răng có thể nói là tốt nhất hiện nay. Phương pháp này giúp khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp trồng răng truyền thống là hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ.

Trên thực tế, khi bị mất răng lâu sẽ làm cho vùng xương hàm tại chân răng bị trống theo thời gian dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm. Điều này không chỉ làm biến dạng khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Với phương pháp trồng răng implant hoàn toàn có thể ngăn chặn được quá trình tiêu xương nhờ trụ implant thay thế cho chân răng thật.

Ngoài ra, cấy ghép implant sẽ không phải mài 2 răng thật bên cạnh để làm trụ như phương pháp cầu răng sứ. Việc mài răng thật có thể để lại các biến chứng như răng bị ê buốt, nhạy cảm hơn hay sâu răng.

Bên cạnh đó, trồng răng implant còn có độ bền cao, chịu được lực ăn nhai như răng thật, tuổi thọ của răng có thể kéo dài trọn đời nếu người bệnh biết chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, để đảm bảo trồng răng implant đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, chuyên sâu về implant.

Cấy ghép implant là thành tựu vượt bậc của công nghệ nha khoa hiện đại
Cấy ghép implant là thành tựu vượt bậc của công nghệ nha khoa hiện đại

Trồng implant liệu có đau không?

Bên cạnh thắc mắc về trồng răng implant có tốt không, nhiều người cũng rất quan tâm về việc trồng răng implant có đau không?

Quá trình cấy ghép trụ implant diễn ra rất nhanh chóng, hơn nữa trước khi thực hiện người bệnh sẽ được tiêm một lượng thuốc tê vừa đủ ở vị trí cấy ghép.

Sau khi bước cấy trụ kết thúc, thuốc tê hết tác dụng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau một chút quanh vùng cắm implant, cảm giác này sẽ giảm dần sau 1 – 2 ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể yên tâm vì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, chống viêm. Nhờ đó bạn vẫn ăn uống sinh hoạt được bình thường.

Thực hiện trồng răng implant mất nhiều thời gian không?

Trồng răng sứ mất bao lâu, cấy ghép implant mất nhiều thời gian không? Được biết, so với phương pháp trồng răng khác, cấy ghép implant mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng giống nhau, vì thời gian thực hiện còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng, cơ địa của mỗi người và loại trụ implant mà người bệnh lựa chọn.

Thông thường, thời gian cấy ghép trụ implant chỉ mất khoảng 30 – 40 phút, nhưng người bệnh sẽ phải đợi từ 6 – 14 tuần để trụ implant tích hợp với xương hàm, sau đó mới có thể gắn răng sứ.

Trường hợp bị mất răng lâu ngày, xương hàm bị tiêu, nướu bị teo lại không đủ chất lượng và số lượng để giữ vững trụ implant, bác sĩ sẽ tiến hành ghép nướu, ghép xương trước khi cấy ghép trụ. Như vậy, thời gian trồng răng có thể sẽ phải kéo dài hơn so với bình thường.

Để biết chính xác thời gian thực hiện mất bao lâu, người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín để các chuyên gia implant thăm khám và tư vấn cụ thể.

Thời gian trồng răng cấy ghép implant có thể mất 3 - 6 tháng
Thời gian trồng răng cấy ghép implant có thể mất 3 – 6 tháng

Những điều cần lưu ý sau khi trồng răng implant

Kết thúc quá trình trồng răng implant bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc, chế độ ăn uống phù hợp và hẹn lịch tái khám. Để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất và răng được bền đẹp chắc chắn, người bệnh cần ghi nhớ những điều sau:

  • Nên sử dụng loại bàn chải và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, cần tránh kem đánh răng có chứa acid fluor vì chất này có thể gây bào mòn bề mặt trụ implant.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia.
  • Người bệnh nên sử dụng máy tăm nước để loại bỏ mảng bám và làm sạch răng, ngăn không cho vi khuẩn tấn công vào vùng răng cấy ghép.
  • Hạn chế ăn uống những loại thực phẩm quá cứng/dai hay quá nóng/lạnh,… Bên cạnh đó cần bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho răng như vitamin D, C, canxi.
  • Tái khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để vệ sinh, kiểm tra trụ implant, điều chỉnh khớp cắn,… nếu cần thiết.
  • Người bệnh nên hạn chế hoặc tốt nhất là bỏ hẳn thuốc lá, đồ uống chứa cafein.

Chi phí trồng răng implant

Trồng răng implant là phương pháp tốt nhất hiện nay, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn tay nghề cấy ghép cao và công nghệ hiện đại. Do đó, chi phí để thực hiện cũng sẽ cao hơn các phương pháp trồng răng truyền thống khác như hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ.

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại trụ implant, abutment, loại răng sứ, số lượng răng cần cấy ghép. Dưới đây là giá trồng răng implant hiện nay, người bệnh có thể tham khảo:

 

DỊCH VỤ CHI PHÍ
TRỤ IMPLANT VÀ ABUTMENT
Osstem (Hàn Quốc) 13.000.000 – 15.000.000 đồng/răng
Dentium (Mỹ) 16.000.000 – 18.000.000 đồng/răng
Tekka Global (Pháp) 25.000.000 – 28.000.000 đồng/răng
Nobel CC (Mỹ) 32.000.000 – 35.000.000 đồng/răng
Straumann SLA (Thụy Sĩ) 37.000.000 – 40.000.000 đồng/răng
RĂNG SỨ
Răng sứ Titanium 2.000.000 – 3.000.000 đồng/răng
Răng sứ Zirconia 4.000.000 – 5.000.000 đồng/răng
Răng sứ Cercon 6.000.000 – 7.000.000 đồng/răng
Răng sứ LAVA 7.000.000 – 8.000.000 đồng/răng
Chi phí trồng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Chi phí trồng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp trồng răng implant. Nếu bạn đang bị khiếm khuyết về răng hãy sớm đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp tránh những biến chứng không tốt.

Cùng tìm hiểu:

Chia sẻ

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng sử dụng mão sứ chụp lên răng thật để cải thiện màu sắc, hình dáng và kích thước của răng [1]. Phương pháp này có thể khắc phục được nhiều khuyết điểm trên răng [2]. Tuy nhiên, quyết định bọc răng sứ hay không đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng với ưu điểm về thẩm mỹ và chức năng, nhưng cũng đi kèm với cam kết và các chi phí, quy trình bọc sứ [3].

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua