Tưa miệng khi mang thai là gì? Dấu hiệu và biện pháp điều trị

Tưa miệng khi mang thai là tình trạng xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi. Đây là bệnh nhiễm trùng miệng do sự phát triển quá mức của nấm Candida. Phụ nữ khi mang thai thường gặp vấn đề này vì những thay đổi trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu nhận biết bệnh sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm.

Bị tưa miệng khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tưa miệng là bệnh nhiễm trùng nấm men do các loại nấm Candida thường là andida albicans gây ra. Loại nấm này sống vô hại trong âm đạo và không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Bởi vì sự phát triển của chúng được kiểm soát bởi các loại vi khuẩn có lợi.

Tuy nhiên, khi sự cân bằng của vi khuẩn thay đổi do bạn đang mang thai hay sử dụng thuốc kháng sinh thì nấm có thể phát triển và gây ra các triệu chứng như:

  • Trên lưỡi có chất thải màu trắng giống như phô phai và thường không có mùi.
  • Cảm giác khó khăn khi ăn, đau bất thường trong quá trình nhai thức ăn.
  • Bong tróc trên phần bên ngoài môi, mốc trắng tròn xung quanh miệng lưỡi.
  • Có cảm giác đau nhức và châm chích bên trong miệng lưỡi, mặt lưỡi.

Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20 – 30% phụ nữ mang thai mắc phải nấm miệng. Do trong quá trình mang thai cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Tưa miệng khi mang thai không phải là bệnh dễ lây lan và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, bệnh xảy ra trong thời gian mang thai nên ít nhiều có thể ảnh hưởng đến đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tưa miệng là bệnh nhiễm trùng nấm men do các loại nấm Candida thường là andida albicans gây ra
Tưa miệng là bệnh nhiễm trùng nấm men do các loại nấm Candida thường là andida albicans gây ra

Tưa miệng, tưa lưỡi nếu không điều trị dứt điểm sớm sẽ dẫn đến phát triển nghiêm trọng. Lúc này bệnh có thể tấn công vào màng ối gây ra tình trạng viêm màng ối cấp. Sự tấn công này kéo dài lâu dần sẽ dẫn tới vỡ màng ối. Nguy hiểm hơn, tưa miệng do nấm lây nhiễm ngược sang các bộ phận khác, gây xuất huyết, chảy màu và chuyển dạ sớm dẫn tới sinh non.

Đáng chú ý, khi bà bầu chuyển dạ mà vẫn bị tưa miệng thì em bé sinh ra có thể bị lây khuẩn nấm từ mẹ. Em bé sẽ dễ mắc các bệnh như nấm lưỡi, nấm mắt, nấm da, nấm mốc.

Nguyên nhân bệnh tưa miệng ở bà bầu

Bệnh tưa miệng khi mang thai có thể do nhiễm trùng, virus hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách gây ra. Cụ thể, bệnh do một số nguyên nhân như:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Tưa miệng khi mang thai có thể xảy ra khi bị giảm khả năng miễn dịch. Một số phương pháp điều trị có thể làm ức chế hệ thống miễn dịch của bạn. Chẳng hạn như điều trị ung thư, phương pháp điều trị ghép tạng, các loại thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch và HIV/AIDS.
  • Nhiễm nấm âm đạo: Nấm candida là một loại nấm gây ra bệnh tưa miệng. Bệnh tưa miệng này có thể di truyền từ mẹ sang con.
  • Do virus: Khi lưỡi của mẹ bầu tổn thương sẽ tạo môi trường thuận lợi cho virus sinh sôi, nảy nở. Chúng tạo thành một lớp lớp màng trắng bên dưới lưỡi. Khi gặp điều kiện thuận lợi, những vết màng trắng này có thể bong ra và chảy máu.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường và không điều trị hoặc không được kiểm tốt. Khi đó nước bọt của bạn có thể chứa một lượng đường làm khuyến khích sự phát triển của nấm candida.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Các loại đường, protein từ thức ăn còn thừa sót lại mà không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
  • Các nguyên nhân khác: Hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu do bệnh hoặc thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn có lợi. Một số vấn đề khác như đeo răng giả hoặc sự tác động mạnh đến niêm mạc, dùng Corticosteroid để điều trị hen suyễn, hút thuốc,… Đây cũng có thể là tác nhân khiến phụ nữ bị tưa miệng khi mang thai.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tưa miệng
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tưa miệng

Biện pháp khắc phục tưa miệng khi mang thai

Tưa miệng khi mang thai có thể gây ra nhiều biểu hiện vô cùng khó chịu và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu bị tưa miệng có thể tham khảo một số cách dưới đây để khắc phục tình trạng này.

Mẹo dân gian

Ít ai ngờ rằng để điều trị tưa miệng khi mang thai có thể sử dụng các nguyên liệu ngay tại nhà. Phương pháp này được truyền lại từ xa xưa, ngày nay được nhiều mẹ bầu áp dụng vì vừa tiết kiệm, vừa an toàn, lại hiệu quả.

  • Đánh tưa lưỡi bằng rau ngót: Cách này chưa được nhiều người biết đến. Theo kinh nghiệm dân gian, nước lá rau ngót tươi dùng để tưa miệng có thể loại gần hết những vết trắng ngay từ lần đầu tiên. Sau khi nhặt lá rau ngót thì đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Giã nát lá rau để thu được nước cốt, dùng nước này rơ lưỡi vào sáng và tối.
  • Mật ong: Với bà bầu việc sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên để chữa tưa miệng được khuyên dùng. Mẹ bầu có thể chữa tưa miệng bằng mật ong ngay tại nhà. Cách làm như sau: Chuẩn bị một khăn lau thật sạch, dùng khăn này quết vào mật ong rồi lau sạch phần lưỡi. Dưới tác động của mật ong tình trạng tưa lưỡi sẽ dịu dần và hết sạch.
  • Lá hẹ: Sử dụng lá hẹ để loại bỏ tưa miệng khi mang thai rất an toàn và có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm cao. Mẹ bầu áp dụng cách này 1 lần/ngày để tình trạng tưa lưỡi được khắc phục dần. Dùng một nắm lá hẹ rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Giã nát lá hẹ rồi đổ phần này vào nồi, thêm khoảng 50ml nước và muối để đun sôi. Chắt nước ra bát, để cho bớt nóng rồi dùng tưa lưỡi cho mẹ bầu.
  • Dầu dừa: Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2007 cho thấy dầu dừa có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm có hại trong miệng. Do vậy, mẹ bầu có thể dùng nguyên liệu này để khắc phục chứng tưa miệng. Chuẩn bị 1 chén dầu dừa nguyên chất, dùng gạc hoặc khăn lau để tưa lưỡi 2 lần/ngày.
  • Lá trà xanh: Các tinh chất có trong lá trà xanh giúp sát khuẩn tự nhiên nên rất tốt để trị tưa miệng cho mẹ bầu. Chuẩn bị một nắm trà xanh, rửa sạch rồi đun sôi với 500ml nước. Cho vào vài hạt muối, đun nước trà trong khoảng vài phút cho lá trà phai ra. Để nước trà nguội bớt rồi dùng nước này rơ lưỡi cho mẹ bầu hàng ngày.
Các tinh chất có trong lá trà xanh giúp sát khuẩn tự nhiên nên rất tốt để trị tưa miệng cho mẹ bầu
Các tinh chất có trong lá trà xanh giúp sát khuẩn tự nhiên nên rất tốt để trị tưa miệng cho mẹ bầu

Thuốc Tây y điều trị tưa miệng khi mang thai

Thông thường các bác sĩ ít khi sử dụng thuốc dạng uống cho bà bầu để tránh các tác dụng phụ nhằm ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc dạng đặc hoặc kem bôi. Miconazole hay Clotrimazole là những thuốc an toàn thường được chỉ định. Mẹ bầu bị tưa miệng nên đi khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.

Một số thuốc trị tưa miệng như Fluconazol, Metronidazol và các kháng sinh Griseofufvin, Nystatin chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Vì cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm nên tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng để tránh ảnh hưởng đến em bé.

Bà bầu khi sử dụng thuốc Tây cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Bà bầu khi sử dụng thuốc Tây cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

Những lưu ý khi mang thai bị tưa miệng

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị cải thiện tưa miệng khi mang thai, phòng bệnh và chống bệnh tái phát cũng rất quan trọng. Nhờ vậy mà mẹ bầu có thể chủ động loại bỏ các tác nhân gây hại cho thai nhi. Từ đó tạo môi trường tốt nhất cho bé phát triển.

Bằng cách thực hiện đúng những lời khuyên về chế độ sinh hoạt sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại sức khoẻ và đánh bay biểu hiện tưa miệng. Cụ thể, bạn nên thực hiện một số lưu ý dưới đây khi bị tưa miệng khi mang thai:

  • Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để loại bỏ thức ăn dư thừa khiến nấm phát triển.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng kháng khuẩn một hoặc hai lần/ngày để giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh nhất. Mẹ bầu có thể sử dụng thêm các loại nước súc miệng bằng thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe và phát hiện sớm những vấn đề răng miệng. Nhất là với những mẹ bầu có bệnh tiểu đường hoặc đang sử dụng răng giả.
Bà bầu nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
Bà bầu nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
  • Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân và môi trường sống để tránh nhiệt độ thấp sinh ra vi khuẩn có hại.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường và các chất men như bánh mì, bánh kẹo, bia, rượu, các chất kích thích,… Vì những thực phẩm này có thể làm răng sinh sự phát triển nấm gây tưa miệng.
  • Mẹ bầu nên điều trị dứt điểm, tránh để khuẩn nấm tưa miệng lây nhiễm cho trẻ trong quá trình sinh đẻ. Trường hợp bị nhiễm trùng nấm men cần chữa dứt điểm trước khi loại bỏ các triệu chứng nấm miệng. Điều này để tránh di truyền bệnh sang cho bé.
  • Phụ nữ mang thai không tự ý mua các loại thuốc Tây về sử dụng, chỉ uống khi có sự đồng ý từ bác sĩ, dược sĩ. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không dùng thuốc quá liều để ngăn ngừa suy giảm đề kháng, làm bệnh dễ tái phát trở lại.
  • Hạn chế việc tiếp xúc miệng nhằm tránh lây nhiễm trùng đến người khác.
  • Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh hơn.

Tưa miệng khi mang thai tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lâu sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt cũng như sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, các chị em phải luôn theo dõi và quan sát các biểu hiện của cơ thể. Nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, ngăn chặn các nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua