Top 14 loại thuốc chữa viêm lợi an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chữa viêm lợi có nhiều loại khác nhau, chủ yếu là dạng gel bôi hoặc thuốc uống chứa hoạt chất kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ viêm và phạm vi phần lợi bị viêm mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp. Để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Top 14 loại thuốc chữa viêm lợi

Vi khuẩn tồn tại trong mảng bám hoặc cao răng nguyên nhân khiến cho lợi, nướu bị tổn thương và viêm nhiễm. Viêm lợi tuy không nguy hiểm nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. “Bị viêm lợi uống thuốc gì” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là top 14 loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả được các bác sĩ nha khoa đánh giá cao và thường kê trong đơn thuốc.

Thuốc chữa viêm lợi trị viêm lợi Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh với hoạt chất chính là Erythromycin có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn gram dương, gram âm, Chlamydia và một số loại khác. Thuốc này không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi mà còn làm giảm sưng viêm, xoa dịu cơ đau. Thuốc này thường được chỉ dùng cho những trường hợp bị viêm lợi nhẹ.

Thuốc chữa viêm lợi Erythromycin thường dùng cho những trường hợp bị nhẹ
Thuốc chữa viêm lợi Erythromycin thường dùng cho những trường hợp bị nhẹ

Cách dùng: Mỗi lần dùng từ 250 – 500mg, mỗi ngày dùng khoảng 3 – 4 lần tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của viêm lợi.

Giá bán: Erythromycin 500mg được bán lẻ với giá 2.200 VNĐ/viên và 215.000 VNĐ/hộp x 100 viên.

Trẻ em bị viêm lợi uống thuốc gì? – Doxycycline

Thuốc chữa viêm lợi Doxycycline là kháng sinh của hãng Brawn Ấn Độ. Thuốc trị viêm lợi phổ rộng thuộc nhóm Cyclin. Thành phần chính của thuốc là Doxycycline có tác dụng ức chế tốt với vi khuẩn ưa khí, kỵ khí, ký sinh trùng và một số vi nấm.

Ngoài viêm lợi, Doxycycline được chỉ định phổ biến điều trị viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Tuy nhiên, thuốc này không có hiệu quả đối với trường hợp viêm lợi do virus.

Cách dùng:

Điều trị cho người lớn:

  • Viêm lợi cấp tính: Với liều khởi đầu là 200mg/ngày, liều duy trì sau đó là 100mg/ngày.
  • Viêm lợi mãn tính: Người bệnh dùng 200mg/lần x 1 lần/ngày.

Điều trị cho trẻ em:

  • Viêm lợi cấp: Liều khởi đầu dùng 2mg/kg/ngày, sau đó dùng duy trì 1mg/kg/ngày.
  • Viêm lợi mãn tính: Liều dùng cho trẻ em trường hợp này là 2mg/kg/ngày.

Giá bán: Doxycycline có giá bán khoảng 150.000 – 180.000 vnđ/hộp x 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Cefixim

Sưng lợi uống thuốc gì? – Cefixim là sự lựa chọn phù hợp. Cefixim có nguồn gốc từ hãng dược phẩm US Pharma của Việt Nam. Thuốc này có thành phần chính là Cefixim Trihydrat. Đây là hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây viêm lợi. Từ đó giúp người bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh.

Cefixim là sản phẩm của dược phẩm US Pharma của Việt Nam
Cefixim là sản phẩm của dược phẩm US Pharma của Việt Nam

Cách dùng:

  • Liều lượng được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh nên uống Cefixim sau khi ăn no để tránh gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Giá bán: Giá lẻ dao động từ 45.000 – 60.000 VNĐ/hộp x 10 viên.

Sưng lợi uống thuốc gì? – Clindamycin

Thuốc này được sử dụng theo đường uống, tác dụng giúp kháng khuẩn toàn thân. Khi đi vào cơ thể, hoạt chất Clindamycin sẽ ức chế quá trình sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn, khiến chúng bị suy yếu và dần chết đi. Clindamycin có tác dụng làm giảm nhanh chóng triệu chứng sưng tấy, nhiễm trùng ở lợi.

Cách dùng:

  • Viêm lợi mức độ nhẹ: Mỗi lần uống từ 150 – 300mg, ngày dùng 4 lần.
  • Viêm lợi nghiêm trọng: Mỗi lần uống từ 300mg – 450mg, 4 lần/ngày.

Giá bán: Clindamycin 300mg có giá bán lẻ khoảng 2.100 VNĐ/viên hay 210.000 vnđ/hộp x 100 viên.

Thuốc chữa viêm lợi Azithromycin

“Bị viêm lợi nên uống thuốc gì?” thuốc kháng sinh Azithromycin là câu trả lời cho bạn. Thuốc này đặc biệt nhạy cảm đối với các chủng vi khuẩn như Borrelia burgdorferi, Clostridium perfringens, Haemophilus parainfluenzae.

Azithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh
Azithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh

Cách dùng:

  • Có thể dùng một liều duy nhất 500mg/ngày trong 3 ngày liên tục.
  • Hoặc dùng liều khởi đầu là 500 mg/lần/ngày, 4 ngày tiếp theo dùng 250mg/lần x 1 lần/ ngày.

Giá bán: Thuốc Azithromycin 500mg có giá 5.700 VNĐ/viên và 170.000 VNĐ/hộp x 30 viên.

Viêm lợi uống thuốc kháng sinh gì? – Amoxicillin

Amoxicillin thuộc nhóm Penicillin có cơ chế hoạt động là ức chế quá trình phân bào và phát triển vi khuẩn. Sử dụng thuốc kháng sinh này đúng cách sẽ giúp thuyên giảm dần triệu chứng đau nhức khó chịu và tình trạng sưng viêm ở lợi, nướu.

Cách dùng:

  • Liều dùng còn phụ thuộc vào đối tượng sử dụng, thường là 250 – 500mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Người bệnh dùng thuốc liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày, nếu vẫn chưa thấy khỏi thì cần đi khám lại.

Giá bán: Amoxicillin 500mg có giá bán lẻ khoảng 1000 VNĐ/viên khoảng 95.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ x 10 viên.

Ciprofloxacin

Viêm răng lợi uống thuốc gì? Thuốc Ciprofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm quinolone. Thuốc này thường được chỉ định cho trường hợp bị nhiễm trùng lợi do vi khuẩn A.actinomycetemcomitans. Ciprofloxacin hoạt động dựa trên cơ chế ức chế quá trình tái tạo và phục hồi DNA của vi khuẩn. Từ đó vi khuẩn không thể tiếp tục sản sinh và bị tiêu diệt dần dần trong cơ thể.

Cách dùng: Uống 500 – 700mg/lần x 2 lần/ngày sau khi ăn, có thể kéo dài ngày thuốc từ 7 – 14 ngày.

Giá bán: Thuốc chữa viêm lợi Ciprofloxacin được bán với giá khoảng 147.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc chữa viêm lợi PerioKin

PerioKin chính là câu trả lời cho câu hỏi “viêm lợi chân răng uống thuốc gì?”. Sử dụng thuốc này sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, chống lại vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm men và virus ưa lipid. Tuy nhiên, PerioKin là thuốc bôi nên chỉ ức chế được vi khuẩn trên bề mặt, không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh ẩn trú sâu dưới lợi.

Cách dùng:

  • Người bệnh lấy một lượng thuốc vừa đủ ra đầu ngón tay, sau đó bôi trực tiếp lên khu vực bị nhiễm trùng lợi.
  • Mỗi ngày dùng thuốc lặp lại 2 – 3 sau các bữa ăn, dùng liên tục tối thiểu 1 tuần.

Giá bán: Thuốc PerioKin có giá bán dao động từ 120.000 – 150.000 VNĐ/1 tuýp.

Metronidazol Stada

Thuốc kháng sinh Metronidazol Stada được chỉ định phổ biến cho người bệnh viêm lợi. Thành phần chính của thuốc là Metronidazol và một số tá dược như acid stearic, Lactose monohydrat hay magnesi stearat,… Với thắc mắc “bị sưng lợi uống thuốc gì?” thì Metronidazol Stada sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Thuốc Metronidazol Stada được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân viêm lợi
Thuốc Metronidazol Stada được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân viêm lợi

Cách dùng:

  • Mỗi lần uống 200mg, 3 lần/ngày; một đợt điều trị kéo dài từ 3 ngày trở lên.
  • Người bệnh nên uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây áp lực cho dạ dày.

Giá bán: Metronidazol Stada 400mg được bán với giá 11.000 VNĐ/hộp x 2 vỉ x 14 viên.

Viêm sưng lợi uống thuốc gì? – Emofluor Gel

Thuốc chữa viêm lợi Emofluor Gel là dược phẩm của Thuỵ Sĩ và được cấp phép lưu hành tại nhiều quốc gia. Tác dụng của thuốc là ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi. Từ đó làm giảm các triệu chứng liên quan như sưng đỏ, đau nhức, lở loét lợi. Do vậy, Emofluor Gel chính là đáp án cho câu hỏi “viêm sưng lợi uống thuốc gì?.

Ngoài ra, thuốc Emofluor Gel cũng được chỉ định điều trị các bệnh lý nha khoa khác như sâu răng, ổ mủ chân răng, phá hủy men răng,… Những người có răng nhạy cảm, đang phải nằm viện điều trị không thể sử dụng kem đánh răng hoặc đang niềng răng cũng có thể sử dụng thuốc này để vệ sinh, làm sạch nướu răng.

Cách dùng:

  • Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bôi Emofluor Gel từ 3 – 4 lần/ngày.
  • Liều dự phòng là thoa thuốc 1 lần/ngày vào buổi tối.

Giá bán: Emofluor Gel có giá khoảng 250.000 – 280.000 VNĐ/tuýp.

Dentosmin P

Thuốc Dentosmin P là sản phẩm của Đức chứa các hoạt chất kháng sinh. Tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây lợi, cải thiện các triệu chứng sưng viêm, tấy đỏ, đau nhức do bị nhiễm trùng lợi.

Tuy nhiên, Dentosmin P chỉ thích hợp dùng cho trường hợp bị viêm lợi nhẹ. Thuốc không có hiệu quả với những người bị nhiễm khuẩn trú ngụ sâu dưới nướu.

Cách dùng:

  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa lên vị trí bị viêm.
  • Thoa thuốc một ngày từ 1 – 3 lần.

Giá bán: Thuốc Dentosmin P có giá khoảng 200.000 – 230.000 VNĐ/tuýp.

Thuốc chữa viêm lợi Metrogyl Denta

“Viêm lợi nên dùng thuốc gì?” Thuốc bôi Metrogyl Denta của Ấn Độ thường được các bác sĩ kê trong các đơn thuốc. Hoạt chất chính của thuốc là Metronidazole Benzoate BP kết hợp với Chlorhexidin Gluconate Solution. Sau khi thoa lên vị trí bị viêm, thuốc có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, tiêu diệt vi khuẩn, nấm và một số ký sinh trùng gây bệnh.

Cách dùng:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy một lượng Metrogyl Denta vừa đủ thoa lên vị trí bị viêm.
  • Mỗi ngày lặp lại cách làm này 3 – 4 lần, sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày hoặc lâu hơn với những trường hợp bị viêm nặng.

Giá bán: Metrogyl Denta có giá bán dao động từ 40.000 – 70.000 VNĐ/tuýp.

Syndent Plus Dental Gel

Thuốc Syndent Plus Dental Gel dùng để điều trị tình trạng viêm lợi cơn nhức răng, đau buốt răng. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng đánh bay mảng bám trên răng. Syndent Plus Dental Gel có thành phần chính gồm Metronidazole, Chlorhexidine Gluconate BP,…

Sử dụng Syndent Plus Dental Gel còn giúp làm đánh bay mảng bám trên răng
Sử dụng Syndent Plus Dental Gel còn giúp làm đánh bay mảng bám trên răng

Cách dùng:

  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi: Vệ sinh răng miệng sạch, lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa lên vùng lợi viêm từ 2 – 3 lần/ngày, cách nhau mỗi lần tối thiểu 6 giờ.
  • Người lớn: Lấy một lượng gel vừa đủ rồi thoa lên vùng nhiễm bệnh với tần suất 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cũng cách nhau tối thiểu 6 giờ.

Giá bán: Thuốc Syndent Plus Dental Gel được bán với giá khoảng 40.000 VNĐ/hộp 1 tuýp 20g.

Thuốc Naphacogyl

Các bậc phụ huynh còn đang thắc mắc “trẻ bị viêm lợi nên uống thuốc gì” thì Naphacogyl là lựa chọn tốt cho con. Đây là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà – Đơn vị sản xuất dược phẩm uy tín tại Việt Nam. Thuốc chữa viêm lợi Naphacogyl có mặt tại hầu hết các hiệu thuốc Tây dưới dạng thuốc uống không kê đơn.

Cách dùng:

  • Đối với người trưởng thành: Uống 2 – 3 viên/lần, ngày dùng 2 lần.
  • Đối với trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Uống 3 viên/ngày, chia thành nhiều lần uống.
  • Đối với trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Uống 1 viên/lần, ngày dùng 2 lần.

Giá bán: Naphacogyl có giá bán dao động từ 20 – 25.000 VNĐ/hộp x 2 vỉ x 10 viên.

Chú ý sử dụng thuốc chữa viêm lợi đúng liều lượng, đúng cách
Chú ý sử dụng thuốc chữa viêm lợi đúng liều lượng, đúng cách

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi

Bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh có thể kết hợp thêm việc ăn uống, vệ sinh răng miệng đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị và nâng cao hiệu quả của thuốc. Cụ thể người bệnh cần chú một số vấn đề sau khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi:

  • Người bệnh chỉ sử dụng các loại thuốc để điều trị viêm lợi khi có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là với thuốc kháng sinh.
  • Thuốc Tây ít nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ, do đó người bệnh cần chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu trong quá trình sử dụng nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải thông báo cho bác sĩ ngay. Bên cạnh đó, người bệnh chú ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc kháng sinh, cũng không dừng thuốc đột ngột. Vì như vậy sẽ gây ra tình trạng lờn thuốc, quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
  • Người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về việc kết hợp giữa thuốc chữa viêm lợi với các bài thuốc nam, thuốc dân gian.
  • Trong thời gian điều trị, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm có tính mát, rau xanh, trái cây ít chua. Những thực phẩm này vừa cung cấp dinh dưỡng cần thiết vừa giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Với 14 loại thuốc chữa viêm lợi trên đây đã giải đáp thắc mắc “viêm lợi uống thuốc gì”. Đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và được đánh giá tích cực về hiệu quả mang lại. Để nhanh chóng thuyên giảm bệnh, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dùng thuốc đúng hướng dẫn.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua