[Giải đáp] Trồng răng sứ loại nào tốt nhất hiện nay?

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ răng ngày càng có nhiều loại răng sứ khác nhau ra đời, đa dạng về giá thành giúp bạn thoải mái lựa chọn tùy vào kinh tế, sức khỏe. Bạn có biết trồng răng sứ loại nào tốt nhất hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại răng sứ trong bài viết dưới đây.

Trồng răng sứ là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc “Trồng răng sứ loại nào tốt nhất?” hãy cùng tìm hiểu về phương pháp trồng răng sứ hiện nay.

Trên thực tế, việc rụng răng hay mất răng không chỉ xảy ra ở người già mà có thể ở bất kỳ độ tuổi nào do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm tủy, do tai nạn,…

Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật về nha khoa thẩm mỹ đã có rất nhiều phương pháp phục hình răng, giúp cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho người bệnh.

Có ba phương pháp trồng răng sứ phổ biến hiện nay là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép implant. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant được xem là hiện đại nhất và khắc phục được những nhược điểm của hai phương pháp còn lại. Tuy nhiên, trồng răng sứ có bền đẹp hay không còn phục thuộc vào loại răng mà khách hàng lựa chọn.

Đa phần các địa chỉ niềng răng trả góp tại Hà Nội hiện nay đều đang áp dụng hình thức thanh toán trước một phần chi phí và trả phần còn lại theo từng tháng. Trung bình, khách hàng cần chi trả 1 – 2 triệu/ tháng cho đến khi hoàn tất. Vậy có những địa chỉ nào niềng răng uy tín tại khu vực Hà Nội đang áp dụng chính sách này, hãy tìm hiểu qua bài viết sau.
Trồng răng sứ loại nào tốt nhất hiện nay
Trồng răng sứ loại nào tốt nhất hiện nay

Giải đáp thắc mắc trồng răng sứ loại nào tốt nhất hiện nay?

Răng sứ có cấu tạo 2 phần, gồm: Phần khung sườn bên trong có thể được làm bằng hợp kim, kim loại hoặc sứ và phần bề mặt được phủ một lớp sứ.

Dựa vào cấu tạo, răng sứ được chia thành 2 dòng chính là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Vậy nên trồng răng sứ loại nào tốt nhất hiện nay?

Trồng răng sứ loại nào tốt nhất – Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại là dòng răng sứ đã có từ rất lâu, phần khung sườn được làm từ hợp kim loại như: Ni – Cr – Titan, Ni – Cr, Cr – Co…, phần bề mặt được phủ bởi lớp men sứ.

Dòng răng sứ kim loại lại được chia thành 3 loại phổ biến, cụ thể: Răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan và răng sứ kim loại quý.

Răng sứ kim loại thường

Đây là loại răng sứ được nhiều khách hàng ưa chuộng vì giá thành thấp hơn nhiều so với các loại răng sứ khác.

Răng sứ kim loại thường có phần khung sườn làm từ hợp kim Co – Cr hoặc Ni – Cr.  Đánh giá về ưu nhược điểm của loại răng sứ này:

Ưu điểm:

  • Độ cứng và độ chịu lực tốt.
  • Ăn nhai thoải mái như răng thật.
  • Bảo tồn được răng thật.
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm:

  • Răng bị đen sau một thời gian sử dụng, do phần sườn được làm từ kim loại khi chịu tác động của axit trong môi trường miệng dẫn đến oxy hóa và gây đổi màu răng, đen viền nướu.
  • Tính thẩm mỹ thấp, màu sắc không có độ trong như răng thật, chỉ cần có ánh sáng chiếu vào sẽ thấy rất rõ ánh đen kim loại ở bên trong răng. Do đó, loại răng này chỉ phù hợp với trường hợp cần trồng răng hàm.
  • Với những bệnh nhân dị ứng với kim loại có thể dễ bị kích ứng mô mềm trong miệng.
  • Tuổi thọ răng sứ kim loại thường thấp, chỉ khoảng 5 – 7 năm.
Răng sứ kim loại thường dễ bị đen viền nướu sau thời gian sử dụng
Răng sứ kim loại thường dễ bị đen viền nướu sau thời gian sử dụng

Nên trồng răng sứ loại nào? Răng sứ kim loại Titan

Có phần khung sườn được làm bằng hợp kim Titan và bên ngoài hoàn toàn bằng sứ. Mặc dù vẫn là hợp kim Ni – Cr, nhưng có thêm 4 – 6% là Titanium nên trọng lượng của răng nhẹ hơn và cải tiến hơn so với răng sứ kim loại thường.

Ưu điểm:

  • Có tính tương thích sinh học tốt, không lo kích ứng hay viêm nhiễm mô nướu.
  • Thời gian đầu, màu sắc của răng sứ Titan khá tương đồng so với màu răng thật nên tính thẩm mỹ cũng được cải thiện hơn so với răng sứ kim loại thường.
  • Độ bền tốt giúp ăn nhai thoải mái như răng thật, thậm chí còn tốt hơn răng thật.
  • Chi phí vừa phải, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng.
  • Tuổi thọ cao, khoảng 10 – 15 năm nếu chăm sóc đúng cách.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ chỉ ở mức tương đối, không được trắng sáng như răng toàn sứ.
  • Sau một thời gian sử dụng vẫn có thể bị đen viền nướu.
  • Mặc dù có độ bền tốt, cứng hơn răng thật nhưng lại không dẻo dai bằng răng thật nên bạn vẫn phải hạn chế ăn các đồ quá cứng hay quá dai.

Răng sứ kim loại quý

Là dòng răng sứ kim loại cao cấp có giá bằng, thậm chí có thể cao hơn so với các loại răng toàn sứ.

Loại răng sứ này vẫn có cấu tạo khung sườn được làm từ kim loại nhưng là kim loại quý, đắt tiền như vàng, bạc, platin hoặc palladium. Và lớp vỏ bên ngoài được phủ bằng một lớp sứ trắng như răng thật, cũng có trường hợp được phủ luôn bằng kim loại quý.

Ưu điểm: 

  • Không sợ bị đen viền nướu sau nhiều năm sử dụng.
  • Màu sắc của răng sứ khá tương đồng với răng thật.
  • Có thể hạn chế được tình trạng viêm nhiễm răng và nướu, vì vàng có tính sát khuẩn.
  • Đảm bảo an toàn, không gây kích ứng trong khoang miệng.
  • Độ bền cao, tuổi thọ có thể lên tới trên 15 năm.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
  • Do được làm từ kim loại quý nên loại răng này thường có chi phí cao hơn so với các loại răng sứ khác.
Răng sứ kim loại quý thường có chi phí cao hơn so với các loại răng sứ khác
Răng sứ kim loại quý thường có chi phí cao hơn so với các loại răng sứ khác

Răng toàn sứ

Giống như tên gọi của mình, răng toàn sứ có cấu tạo khung sườn và lớp vỏ bên ngoài hoàn toàn bằng sứ nguyên chất. Nhờ vậy mà có chung ưu điểm là an toàn, lành tính, không gây kích ứng răng nướu cho người sử dụng.

Dưới đây là những ưu nhược điểm chung của răng toàn sứ:

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, màu sắc như răng thật, trong, bóng và đẹp tự nhiên.
  • Không bị đổi màu hay đen viền nướu sau thời gian sử dụng.
  • Độ tương thích sinh học cao, không gây kích ứng hay hôi miệng.
  • Độ bền, chịu lực tốt.
  • Có tuổi thọ lên tới 20 năm hoặc lâu hơn nếu chăm sóc đúng cách.

Nhược điểm:

  • Có chi phí cao hơn so với một số loại răng sứ khác.
  • Đòi hỏi công nghệ, trang thiết bị, máy móc tiên tiến.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại răng toàn sứ khác nhau, phổ biến như: Răng sứ Cercon, răng sứ Zirconia, răng sứ Emax, răng sứ Venus, răng sứ Ceramill, răng sứ Nacera, răng sứ Lava Plus,…

Răng toàn sứ có tính thẩm mỹ cao, màu sắc như răng thật
Răng toàn sứ có tính thẩm mỹ cao, màu sắc như răng thật

Nên trồng răng sứ loại nào? Răng sứ Cercon

Là loại răng toàn sứ, được sản xuất theo công nghệ CAD/CAM hiện đại có cấu tạo gồm lớp sườn bên trong là chất liệu sứ Zirconia và lớp ngoài là sứ Cercon. Nhờ đó, răng sứ Cercon có tính thẩm mỹ, độ chính xác, độ bền cao và an toàn cho sức khỏe. Vì thế mà loại răng toàn sứ này được nhiều người lựa chọn để phục hình răng.

Sau thời gian sử dụng răng sứ Cercon cũng không bị đổi màu hay đen viền nướu, khắc phục được nhược điểm của răng sứ kim loại.

Đặc biệt, răng sứ Cercon có tới 16 tông màu giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn màu răng phù hợp, khả năng chịu lực lên đến 900 Mpa và có tuổi thọ lên đến 15 – 20 năm.

Mặc dù có chất lượng tương đương, nhưng răng sứ Cercon lại có giá thành cao hơn khoảng 1 – 2 triệu đồng/răng so với răng sứ Emax.

Răng sứ Zirconia

Có cấu tạo gồm phần sườn được làm từ chất liệu sứ Zirconia, phần vỏ bên ngoài là sứ Cercon Kiss mang lại màu sắc tự nhiên, trong, bóng như răng thật. Giống như các loại răng toàn sứ khác, răng sứ Zirconia cũng không bị đen viền nướu hay đổi màu sau thời gian sử dụng. Khả năng chịu lực tốt khoảng 400 Mpa, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và an toàn, không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng. Đặc biệt, loại răng này có tuổi thọ cao, khoảng 20 – 25 năm nếu được chăm sóc tốt.

Răng sứ Zirconia có khả năng chịu lực khoảng 400 Mpa
Răng sứ Zirconia có khả năng chịu lực khoảng 400 Mpa

Răng sứ Emax

Răng sứ Emax cũng có cấu tạo 2 phần, gồm lớp sườn bên trong làm từ các sợi gốm sứ thủy tinh (Glass Ceramic) và lớp vỏ bên ngoài được bọc bởi 5 lớp sứ Emax.

Nhờ cấu tạo đặc biệt, loại răng này được nhiều người ưa chuộng vì mang đến màu sắc và độ trong tự nhiên như răng thật, không bị đổi màu theo thời gian, lành tính, an toàn với cơ thể.

Đặc biệt, răng sứ Emax mang lại độ chính xác cao, khít sát với răng thật, từ đó giảm tối đa khe ở giữa các răng giúp hạn chế mảng bám và vi khuẩn phát triển, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Độ chịu lực của răng sứ Emax tương đương với răng sứ Zirconia khoảng 400 Mpa và có tuổi thọ khoảng 15 – 20 năm hoặc lâu hơn nếu biết chăm sóc răng tốt.

Răng sứ Venus

Là loại răng sứ thế hệ mới được sản xuất bằng công nghệ CAD/CAM, một trong những công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.

Răng sứ Venus được lựa chọn nhiều trong những năm trước đây, bởi độ tương thích sinh học tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây đen vườn nướu sau thời gian dài sử dụng và có giá thành vừa phải so với các loại răng toàn sứ khác.

Tuy nhiên, hiện nay loại răng sứ này lại ít được sử dụng bởi có một số nhược điểm như độ cứng chỉ đạt khoảng 300 – 400 Mpa, trong khi nhiều loại răng sứ khác có thể chịu lực đến 900 – 1000 Mpa. So với các dòng răng sứ mới ra thì răng sứ Venus có độ trong, sáng và tuổi thọ thấp hơn.

Đặc biệt, thân răng sứ Venus có độ dày cao nên bắt buộc phải mài răng thật nhiều hơn. Việc xâm lấn đến mô răng thật có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng, không tốt cho sức khỏe.

Thân răng sứ Venus có độ dày cao nên bắt buộc phải mài răng thật nhiều hơn
Thân răng sứ Venus có độ dày cao nên bắt buộc phải mài răng thật nhiều hơn

Răng sứ Ceramill

Răng sứ Ceramill có xuất xứ từ Đức, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại CAD/CAM mang lại độ chính xác cao. Với cấu tạo khung sườn từ chất liệu Zirconia và bên ngoài được phủ bằng một lớp sứ cao cấp Ceramill Kiss – đây là một loại khoáng sản quý được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong hàng không vũ trụ.

Loại răng toàn sứ này có những ưu điểm nổi bật cả về tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt. Răng sứ Ceramill được liên kết với phân tử kim cương giúp răng có độ trắng sáng và độ trong tự nhiên. Cùng với đó là bảng màu đa dạng giúp bạn dễ dàng lựa chọn được màu phù hợp với răng thật.

Đặc biệt, răng sứ Ceramill có độ chịu lực rất tốt, lên đến hơn 1500 Mpa gấp nhiều lần so với răng thật. Ngoài ra, dòng răng toàn sứ này còn có khả năng chống bám, chống nhiễm màu, mùi cao và có khả năng chống vôi hóa tuyệt đối nên răng không bị ăn mòn theo thời gian. Nếu được chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của răng sứ Ceramill có thể lên đến 35 – 40 năm hoặc lâu hơn.

Chính vì những ưu điểm vượt trội của mình, dòng răng sứ Ceramill có giá thành cao hơn so với các loại răng toàn sứ khác nên nhiều người vẫn phải cân nhắc trước khi lựa chọn.

Răng sứ Nacera

Nacera cũng là một trong các loại răng sứ của Đức có lõi làm bằng chất liệu Zirconia và thường được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng bởi chất lượng vượt trội hơn các dòng răng sứ khác.

Răng sứ Nacera có màu sắc sáng, trong, bóng tự nhiên khiến nhiều người khó có thể phân biệt được đâu là răng giả đâu là răng thật. Cũng giống như các dòng răng toàn sứ khác, răng sứ Nacera không gây kích ứng và không bị đen viền nướu sau thời gian dài sử dụng.

Đặc biệt, loại răng sứ này có khả năng chịu lực lên đến 1400 Mpa cao hơn răng thật nên người sử dụng có thể thoải mái ăn nhai bình thường. Tuổi thọ có thể đạt tới 20 năm nếu được chăm sóc tốt.

Ngoài ra, răng sứ Nacera còn có khả năng cách nhiệt tốt, giúp răng không bị tác động bởi nhiệt độ của thức ăn và không bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng.

Răng sứ loại nào tốt nhất có thể kể đến răng sứ Nacera
Răng sứ loại nào tốt nhất có thể kể đến răng sứ Nacera

Răng sứ Lava Plus

Là loại răng sứ của nước Mỹ, được sản xuất bởi công ty 3M, ứng dụng kỹ thuật CAD/ CAM và công nghệ Nano với nhiều bảng màu đáp ứng được nhu cầu và sở thích của khách hàng.

 

Răng sứ Lava Plus có tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao
Răng sứ Lava Plus có tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao

Răng sứ Lava Plus có cấu tạo gồm phần khung sườn làm bằng chất liệu Zirconia và lớp ngoài được phủ một lớp sứ cao cấp. Nhờ đó, loại răng sứ này mang đến tính thẩm mỹ toàn diện với độ trong, sáng, bóng hoàn hảo mang tới cho người sử dụng hàm răng thẩm mỹ nhất.

Với kết cấu hoàn toàn từ chất liệu sứ nên đảm bảo an toàn, lành tính không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng. Đồng thời có độ chịu lực cao lên đến 2000 Mpa giúp bạn thoải mái ăn nhai kể cả những đồ ăn cứng, dai mà không cần lo lắng bị vỡ, mẻ hay ê buốt. Đây cũng là điểm nổi trội của loại răng sứ này so với các dòng răng sứ khác trên thị trường hiện nay.

Răng sứ Lava Plus có khả năng kháng mòn tuyệt đối, tránh được tình trạng oxy hóa do thức ăn và tuyến nước bọt. Do đó, dù bạn có sử dụng sau 20 – 25 năm cũng không lo răng bị mòn hay xỉn màu. Bên cạnh đó, dòng răng sứ LaVa Plus còn có khả năng chống bám, kháng khuẩn hiệu quả giúp bảo vệ răng, hạn chế các bệnh về răng miệng.

Một điều đặc biệt của LaVa Plus là phôi sườn được sản xuất mỏng hơn các dòng sứ khác cùng với lớp sứ bên ngoài cũng mỏng hơn nên hạn chế tỷ lệ mài răng thật khi phục hình nhưng vẫn đảm bảo độ cứng, bền cao hơn các dòng sứ khác rất nhiều.

Do vậy, mặc dù có răng sứ Lava Plus có giá thành cao có thể nói là cao nhất so với các dòng răng sứ khác hiện nay nhưng vẫn có nhiều khách hàng chịu chi để có được hàm răng không chỉ thẩm mỹ cao mà còn chất lượng.

Xem thêm:

Bảng giá trồng răng sứ chi tiết hiện nay

Chính vì mỗi loại răng sứ có những đặc điểm riêng nên giá thành cũng khác nhau. Dưới đây là bảng giá trồng răng sứ chi tiết hiện nay bạn có thể tham khảo:

RĂNG SỨ CHI PHÍ
RĂNG SỨ KIM LOẠI
Răng sứ kim loại thường 1.000.000 – 1.500.000 đồng/răng
Răng sứ Titan 2.000.000 – 3.000.000 đồng/răng

RĂNG TOÀN SỨ

Răng sứ Venus 3.000.000 – 4.000.000 đồng/răng
Răng sứ Zirconia 4.000.000 – 5.000.000 đồng/răng
Răng sứ Cercon 5.000.000 – 6.000.000 đồng/răng
Răng sứ Emax 5.000.000 – 6.000.000 đồng/răng
Răng sứ Ceramill 6.000.000 – 7.000.000 đồng/răng
Răng sứ Nacera 7.000.000 – 8.000.000 đồng/răng
Răng sứ Lava Plus 8.000.000 – 9.000.000 đồng/răng

Những điều cần biết trước và sau khi trồng răng sứ

Ngoài việc quan tâm tìm hiểu về trồng răng sứ loại nào tốt nhất. Trước khi quyết định trồng răng sứ và sau khi thực hiện bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại.
  • Nên chọn loại răng sứ phù hợp với túi tiền, tình trạng sức khỏe và chất lượng của răng sứ.
  • Những người bị dị ứng với kim loại nên lựa chọn loại răng toàn sứ để đảm bảo an toàn không gây kích ứng.
  • Dù là trước hay sau khi trồng răng sứ bạn nên hạn chế hút thuốc hoặc tốt nhất là bỏ hẳn để không ảnh hưởng đến răng và bảo vệ sức khỏe.
  • Một số trường hợp không nên trồng răng như phụ nữ mang thai hay người mắc các bệnh mãn tính.
  • Sau khi trồng răng, cần chăm sóc răng kỹ hơn để răng sứ luôn được bền đẹp. Đánh răng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để loại bỏ mảng bám, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Dù lựa chọn loại răng sứ có độ bền, chịu lực tốt hơn răng thật nhưng bạn vẫn nên hạn chế ăn những đồ quá nóng/lạnh, quá cứng/dai để đảm bảo răng không bị xô lệch và bền đẹp theo thời gian.
Trồng răng sứ loại nào tốt nhất, bạn nên chọn loại răng sứ phù hợp với túi tiền và chất lượng răng
Trồng răng sứ loại nào tốt nhất, bạn nên chọn loại răng sứ phù hợp với túi tiền và chất lượng răng

Những thông tin chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp cho những người có nhu cầu trồng răng sứ và còn đang phân vân không biết trồng răng sứ loại nào tốt nhất có được câu trả lời và đưa ra quyết định. Để biết chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn.

Tìm hiểu ngay:

Chia sẻ

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng sử dụng mão sứ chụp lên răng thật để cải thiện màu sắc, hình dáng và kích thước của răng [1]. Phương pháp này có thể khắc phục được nhiều khuyết điểm trên răng [2]. Tuy nhiên, quyết định bọc răng sứ hay không đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng với ưu điểm về thẩm mỹ và chức năng, nhưng cũng đi kèm với cam kết và các chi phí, quy trình bọc sứ [3].

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua