Tưa lưỡi ở trẻ biểu hiện thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Tưa lưỡi là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi gặp phải tình trạng này trẻ thường quấy khóc, không chịu ăn ti, chậm lớn. Bố mẹ cần nắm được những dấu hiệu nhận biết, tìm hiểu nguyên nhân từ đó có phương án điều trị kịp thời, tránh để tình trạng trở nên trầm trọng hơn. 

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Bệnh tưa lưỡi hay còn được gọi bằng nấm miệng là tình trạng khoang miệng bé xuất hiện những màng giả mạc màu trắng đặc biệt là trên bề mặt lưỡi. Bệnh do nấm candida albicans gây ra và phát triển theo từng giai đoạn.

Khi mới nhiễm nấm, tưa lưỡi ở trẻ chỉ là những chấm trắng nhỏ. Nếu bố mẹ không phát hiện ra và điều trị kịp thời nấm sẽ lan ra nhanh chóng, ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng tạo thành bờ trắng lớn.

Tưa lưỡi mọc dài gây cảm giác khó chịu, không dễ bóc, nếu bóc sẽ bị chảy máu và làm tổn thương nặng hơn. Khi tưa lưỡi dài ra tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và vi khuẩn tích tụ lại. Thông thường bệnh tưa lưỡi ở trẻ em có thể xuất hiện ngay khi mới sinh ra cho đến khi trẻ 9 – 10 tuổi, một số ít trường hợp cũng xuất hiện ở độ tuổi 10 – 15.

Tưa lưỡi mọc thành từng đám trắng trên lưỡi hoặc quanh khoang miệng của trẻ nhỏ
Tưa lưỡi mọc thành từng đám trắng trên lưỡi hoặc quanh khoang miệng của trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây viêm tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Bệnh tưa lưỡi hình thành do nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Khi bị tưa lưỡi trẻ ăn không ngon miệng, biếng ăn, không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng để hoàn thiện các cơ quan chức năng và phát triển thể chất. Chính vì vậy phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác để ngăn ngừa và loại bỏ tình trạng tưa lưỡi cho trẻ càng sớm càng tốt.

Một số nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi trẻ sơ sinh gồm có:

  • Do nấm hoặc virus: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh tưa lưỡi, sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên virus dễ dàng xâm nhập. Đặc biệt là khi mới khởi phát, tưa lưỡi giống như cặn sữa bám lại trong khoang miệng bé khiến bố mẹ chủ quan. Tưa lưỡi do virus sẽ gây ra những vết loét nhỏ trong khoang miệng kèm theo mùi hôi.
  • Do chăm sóc sai cách: Một nguyên nhân khác được chẩn đoán là do bố mẹ chăm sóc bé không đúng cách. Điển hình như không vệ sinh khoang miệng cho bé sau khi bú, ăn dặm hay chà sát quá mạnh tạo thành những vết thương hở. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ lại và gây bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ bị tưa lưỡi do dị ứng đồ ăn, đồ ăn quá khô hoặc cứng.
  • Do lây truyền từ mẹ sang bé: Nguyên nhân phổ biến gây tưa lưỡi cho bé là bị lây nhiễm từ ti mẹ. Nếu mẹ bị bệnh nấm ngoài da, không vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ bú sữa có thể khiến virus xâm nhập vào khoang miệng.
Tưa trắng hình thành do không vệ sinh cho bé sau khi ăn, vi khuẩn tích tụ gây bệnh
Tưa trắng hình thành do không vệ sinh cho bé sau khi ăn, vi khuẩn tích tụ gây bệnh

Khi biết được những nguyên nhân cụ thể bố mẹ sẽ biết cách để phòng ngừa, thay đổi thói quen để loại bỏ dần các tác nhân gây bệnh. Từ đó cải thiện tình trạng viêm nhiễm và tìm được phương án điều trị phù hợp nhất.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tưa lưỡi

Bệnh tưa lưỡi có thể kéo theo nhiều hệ quả gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy bố mẹ cần chú ý quan sát, nắm được những dấu hiệu cơ bản ngay từ khi bệnh mới khởi phát để kịp thời ngăn chặn sự lây lan trong khoang miệng. Một số dấu hiệu nhận biết tưa đầu lưỡi gồm có:

  • Có nhiều chấm trắng xuất hiện ở đầu lưỡi, có hình tròn nhìn khá giống với cặn sữa còn bám lại trên lưỡi. Sau một thời gian, nấm phát triển mạnh tạo thành các mảng bám màu trắng phân bổ không đều hoặc bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, khoang miệng, vòm họng.
  • Vùng tưa lưỡi màu trắng khi bị cọ sát có thể bị chảy máu, xuất hiện nhiều vết thương hở.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, do bị đau, ngứa ngáy ở đầu lưỡi, mất vị giác và khó khăn khi nuốt.
  • Trường hợp bệnh phát triển nặng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, trẻ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản, nấm phổi. Ngoài ra, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, cơ thể mất nước mệt mỏi.
Trẻ bị tưa miệng thường xuyên quấy khóc và bỏ bữa
Trẻ bị tưa miệng thường xuyên quấy khóc và bỏ bữa

Trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao để nhanh khỏi và không bị tái phát?

Bệnh tưa lưỡi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đặc biệt là khi bố mẹ không phát hiện sớm, để tưa lưỡi lây lan trên diện tích rộng. Tình trạng kéo dài khiến vùng khoang miệng bị tổn thương trầm trọng, lở loét, bong tróc. Nhiều phụ huynh thiếu kiến thức, cậy lớp vảy trắng gây ra vết thương hở, chảy máu trong miệng bé.

Vì vậy, phụ huynh nên biết những kiến thức cơ bản về tưa lưỡi trắng để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Cùng với đó, nên ưu tiên áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc, đảm bảo an toàn cho bé. Những trường hợp chuyển biến nặng nên đưa bé đi thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số biện pháp chăm sóc và chữa trị tưa lưỡi cho trẻ gồm có:

Điều trị không sử dụng thuốc

Khi trẻ mới chớm bị tưa lưỡi bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sát khuẩn ngoài da, loại bỏ tưa lưỡi bằng dung dịch sát khuẩn. Những dung dịch được khuyên dùng như muối NaCl, dung dịch iod povidine hoặc dung dịch chống nấm.

Sử dụng dung dịch nước muối để đánh tưa miệng cho trẻ
Sử dụng dung dịch nước muối để đánh tưa miệng cho trẻ

Tuy nhiên, cần thực hiện đánh tưa lưỡi đúng cách để không làm tổn thương khoang miệng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa cho các mẹ tham khảo gồm các bước sau:

  • Rửa tay thật sạch, dùng băng gạc vô trùng hoặc dụng cụ tưa lưỡi chuyên dụng.
  • Để trẻ nằm cố định hoặc bế ở tư thế cho trẻ thoải mái nhất, đeo gạc vào ngón tay trỏ chuẩn bị thực hiện đánh tưa.
  • Nhúng gạc vào dung dịch sát khuẩn sau đó đưa nhẹ trên mặt lưỡi, lau từ trong ra ngoài, nhẹ nhàng để không làm tổn thương bề mặt.
  • Thay miếng gạc khác và thực hiện tương tự với 2 bên má, vòm họng và mặt dưới lưỡi, nên vệ sinh kỹ hơn ở những phần có tưa.

Mỗi ngày nên đánh tưa 3 – 4 lần trước khi cho trẻ ăn 30 phút để loại bỏ tưa và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Điều trị tưa lưỡi bằng các loại thuốc

Một số trường hợp do bố mẹ chủ quan để tưa lưỡi phát triển trên diện rộng hoặc chức năng miễn dịch của trẻ suy giảm cần có sự hỗ trợ của thuốc. Thông thường bác sĩ kê đơn một số loại thuốc đặc trị sau:

  • Miconazol: Đây là một loại thuốc đặc trị nấm thuộc nhóm imidazole tổng hợp, có tác dụng ức chế chủng nấm candida albicans gây tưa lưỡi. Thuốc được bào chế dạng gel bôi trực tiếp lên vùng bị nhiễm khuẩn, có thể dùng được cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên cần lưu ý dùng với liều lượng vừa đủ, tránh gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé.
  • Nystatin: Dạng thuốc chống nấm được kiểm định an toàn, phù hợp với trẻ sơ sinh. Cách dùng thuốc hiệu quả nhất là pha với dung dịch muối 0.9% hoặc nước lọc sau đó dùng gạc vô trùng nhúng vào dung dịch để đánh tưa.
  • Thuốc kháng nấm toàn thân fluconazole và itraconazole: Trường hợp trẻ bị tưa lưỡi nặng gây ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp và tiêu hóa cần sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân. Lưu ý, chỉ được sử dụng thuốc khi bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được tự ý dùng.

Khám tưa lưỡi cho trẻ ở đâu là tốt nhất?

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và không gây biến chứng nếu như được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Khi mới khởi phát bố mẹ hoàn toàn có thể tự đánh tưa cho con tại nhà bằng các dung dịch sát khuẩn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tốt nhất nên cho trẻ đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh viện nhi trung ương là địa chỉ tin cậy khám và điều trị tưa lưỡi
Bệnh viện nhi trung ương là địa chỉ tin cậy khám và điều trị tưa lưỡi

Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết nên cho bé đi khám tưa lưỡi ở địa chỉ nào tốt nhất? Vì sức khỏe và sự an toàn của bé tốt nhất bố mẹ nên chọn những bệnh viện đầu ngành uy tín như:

  • Bệnh viện nhi Trung ương: Đây là bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam chăm sóc và điều trị các bệnh lý ở trẻ em. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với kiến thức chuyên môn cao thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
  • Bệnh viện phụ sản (khoa nhi): Bệnh viện Phụ Sản không những là địa chỉ tin cậy cho chị em khi sinh nở, đây còn là nơi các mẹ lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho con. Khoa Nhi của viện cung cấp các dịch vụ theo dõi, tư vấn, điều trị các trường hợp vàng da, viêm đường hô hấp, tưa lưỡi, tư vấn dinh dưỡng… Vì vậy, khi trẻ bị tưa lưỡi phụ huynh có thể tham khảo và đưa bé đến Khoa nhi Bệnh viện Phụ sản để thăm khám và chữa trị.
  • Bệnh viện Việt Pháp: Một trong những địa chỉ tiếp theo mà cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tưa lưỡi là bệnh viện Việt Pháp. Tại đây các bác sĩ đều là những người có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Bên cạnh đó, bệnh viện luôn cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả dịch vụ để người bệnh có thể yên tâm thăm khám tại đây.
  • Vidental Kid – Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em ViDental Kid: Để khám tưa lưỡi cho bé, phụ huynh có thể đưa bé đến Vidental Kid – Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em của Nha khoa ViDental. Trung tâm sở hữu đội ngũ y bác sĩ tâm huyết, chuyên môn cao trong việc điều trị các bệnh lý răng miệng trẻ em, mang đến dịch vụ khám chữa an toàn, trọn gói và tiện lợi nhất cho mọi gia đình.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh

Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ thì phụ huynh cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

  • Ưu tiên phương pháp điều trị không dùng thuốc nếu có thể, trường hợp bắt buộc dùng thuốc cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khi đánh tưa cần thực hiện đúng kỹ thuật, tránh đưa ngón tay vào quá sâu khiến trẻ bị nôn trớ, sinh ra cảm giác sợ khi ăn bú.
  • Nên đánh tưa trước khi ăn 30 phút, sau khi ăn không nên đánh tưa, trẻ vừa ăn no có thể bị trớ.
  • Tuyệt đối không nên bóc tưa lưỡi vì có thể khiến lưỡi bị tổn thương, gây nhiễm trùng.
  • Dùng nước muối loãng ấm để vệ sinh khoang miệng cho bé hàng ngày, nên vệ sinh sau khi ăn để loại bỏ mảng bám bề mặt và vi khuẩn tích tụ.
  • Trước khi cho trẻ ăn mẹ cần vệ sinh đầu ti, tránh để vi khuẩn hoặc mầm bệnh lây lan từ mẹ sang bé.
  • Không nên hôn môi, thơm má trẻ đặc biệt là với những người lạ.
  • Trường hợp trẻ bị mắc các bệnh gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch cần đi thăm khám và điều trị sớm để tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
  • Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ cứng, đồ cay nóng trong quá trình điều trị, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin để tăng đề kháng.
  • Tuyệt đối không được tùy ý sử dụng các loại thuốc bởi các thành phần có thể gây dị ứng hoặc tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Tưa lưỡi ở trẻ nhỏ khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan, bệnh ủ lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc nắm bắt được những thông tin cơ bản về bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua