Viêm lợi là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị triệt để
Bệnh viêm lợi hay còn được biết đến với cái tên viêm nướu là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nó lại gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Vậy bệnh viêm lợi là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân của bệnh lý này là do đâu và có cách điều trị hay phòng tránh không? Mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Viêm lợi là gì? Các giai đoạn của bệnh viêm lợi
Khi bị viêm lợi sức khỏe răng miệng của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Tổng quan về bệnh viêm lợi
Viêm lợi tiếng anh là gì? Viêm lợi (hay viêm nướu) tên gọi tiếng anh là “Gingivitis” – một dạng bệnh lý do các mảng bám trên răng tích tụ lâu ngày gây ra kích ứng, làm mẩn đỏ, viêm lợi hở chân răng và viêm vùng mô mềm ở nướu lợi dẫn đến sưng nướu.
Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức, đem đến nhiều phiền toái và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Trong số đó, độ tuổi trung niên, người lớn tuổi và trẻ nhỏ là những đối tượng có xu hướng mắc bệnh cao nhất.
Lợi là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc khỏe, chống lại các tác nhân gây hại. Ở trạng thái bình thường, lợi rất săn chắc, có màu hồng nhạt, không sưng và không chảy máu. Tuy nhiên khi bị viêm nó sẽ chuyển màu do ảnh hưởng bởi vi khuẩn viêm nhiễm bên ngoài.
Bệnh viêm lợi rất dễ phát hiện và điều trị, nhưng nếu người bệnh chủ quan với tâm lý “để nó tự khỏi”, khả năng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng. Lợi khi bị tổn thương trong thời gian dài có thể chuyển thành các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: Sâu răng, chết tủy ngược dòng, viêm nha chu, thậm chí là rụng răng.
Các giai đoạn của bệnh
Khi bị viêm, người bệnh sẽ phải trải qua 2 giai đoạn chính là viêm lợi cục bộ và viêm cận răng, trong đó:
Giai đoạn viêm lợi cục bộ
Giai đoạn này người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn, hoặc chỉ đau nhẹ. Lợi có dấu hiệu sưng đỏ, phồng lên và chảy máu nếu bị tác động mạnh, đặc biệt là khi chải răng, ăn đồ cứng. Lúc này, bệnh vẫn chưa ảnh hưởng đến chân răng hay các tổ chức quanh răng gây viêm lợi quanh chân răng. Người bị viêm lợi cục bộ rất dễ điều trị khỏi nhưng nguy cơ tái phát sẽ cao hơn bình thường.
Giai đoạn viêm cận răng
Khi phát hiện viêm lợi cục bộ mà không được điều trị và chăm sóc đúng cách, lớp lợi bên trong cùng sát với xương hàm sẽ bị đẩy lùi ra phía sau tạo thành những lỗ hổng bao quanh răng. Chúng trở thành nơi tích tụ của các mảnh vụn thức ăn – nguyên nhân gây ra viêm nhiễm.
Khi này, hệ thống miễn dịch của cơ thể phải làm việc tối đa công suất để chống lại những tác động mà vi khuẩn có hại gây ra. Các độc tố kháng vi khuẩn và enzym trong cơ thể được sản sinh sẽ dần phá hủy hàm và mô liên kết (những mô này có chức năng định vị, giữ cho răng chắc khỏe). Lợi bị sưng đỏ, chảy máu gây sưng má, đau nhức, miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, lợi sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra những lỗ hổng bao quanh răng ngày càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy nghiêm trọng, răng mất đi chỗ bám, trở nên lỏng lẻo, cuối cùng là rụng đi.
Một số dạng viêm lợi phổ biến
Bệnh viêm lợi có một số dạng phổ biến như sau:
- Viêm lợi trùm: Là hiện tượng phần lợi phía trong cùng của hàm bao phủ lên răng không, ngăn cho răng không không mọc lên, sưng lợi, tạo thành môi trường cho vi khuẩn trú ngụ. Viêm lợi trùm có khả năng khiến lợi bị sưng, biến chứng thành viêm lợi răng hàm, gây đau nhức cho người bệnh và ảnh hưởng xấu đến các răng xung quanh.
- Viêm lợi có mủ: Là tình trạng phần mô của nướu bị nhiễm trùng sưng phồng và hình thành viêm lợi sưng chân răng, ổ mủ ở chân răng. Khiến cho việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, người bệnh cảm thấy đau nhức, khi đánh răng hay ăn đồ cứng gây chảy máu, miệng luôn có mùi hôi, mùi tanh của máu và mủ. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có khả năng biến chứng thành viêm, u lợi phì đại.
- Viêm lợi phì đại: Là hiện tượng lợi bị biến chứng gây sưng nề, tăng kích thước, lợi trở nên phì đại, đi kèm với các vấn đề như hôi miệng, đau nhức, xuất hiện ổ mủ,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lợi
Nguyên nhân gây ra bệnh được chia làm 2 dạng chính là: Viêm lợi do mảng bám (cao răng) tạo ra và viêm lợi do các yếu tố khách quan khác, cụ thể là:
Do tuổi tác
Viêm lợi thường xuất hiện nhiều hơn ở một số độ tuổi nhất định, trong đó phổ biến nhất phải kể đến người cao tuổi và các bé trong độ tuổi ăn dặm (từ 1-2 tuổi).
Ở độ tuổi ăn dặm, răng và nướu của trẻ đang còn non yếu nên rất nhạy cảm. Thêm vào đó, các bé chưa thể tự vệ sinh răng miệng, rất khó làm sạch vụn thức ăn vướng lại trong khoang . Vậy nên nếu cha mẹ không vệ sinh đúng cách thì răng lợi của các bé rất dễ bị viêm nhiễm.
Ngược lại, người lớn tuổi răng lại dần xuất hiện các dấu hiệu lão hoá, trở nên yếu ớt và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, độ tuổi này các biến chứng và hậu quả của bệnh thường nghiêm trọng hơn do sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn.
Do yếu tố di truyền
Bạn có biết, theo nghiên cứu của Tổ chức Nha khoa Thế giới, có tới 30% trường hợp bị viêm lợi là do yếu tố di truyền. Trên thực tế, đây không phải là một dạng bệnh lý di truyền mà là do di truyền các yếu tố của miệng như hình thái răng, độ nông – sâu của rãnh răng, chất men răng, nước bọt,… Trong khi chúng lại chính là tiền đề gây ra bệnh viêm lợi.
Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng sai cách
Nhiều người thường xem nhẹ việc vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh qua loa, không đúng cách. Chính sự chủ quan và sai lầm này chính là nguyên nhân gây ra viêm lợi cũng như các bệnh lý về răng miệng.
Điển hình như: Không đánh răng đủ ít nhất 2 lần/ngày, đánh răng sai cách, sử dụng bàn chải không phù hợp, nước súc miệng không đảm bảo,… Ngoài ra, nhiều người đánh răng quá mạnh hoặc đánh quá nhiều lần trong ngày vì nghĩ như vậy mới đủ sạch. Nhưng thực tế nó sẽ khiến lợi bị tổn thương. Trong khi mảng bám của thức ăn đọng lại thường khá mềm và lỏng, chúng ta chỉ cần chải nhẹ thì đã có thể đưa chúng ra ngoài theo nước.
Cấu trúc răng khập khểnh
Răng mọc không đều sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là tại các kẽ răng nơi mà bàn chải không thể phủ tới được. Do vậy, những ai có cấu trúc răng khập khểnh sẽ có nguy cơ lợi bị viêm, đặc biệt là viêm lợi hàm trên cao hơn so với người răng đều.
Do bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương kéo theo việc giảm mật độ khoáng chất trong răng, tăng nguy cơ mòn và mất cương răng. Kẽ hở giữa chân răng và lợi đã tạo ra điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển cũng như làm lợi tách khỏi chân răng nhanh hơn.
Do bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu ở mức cao sẽ làm các mạch máu dày lên, kéo theo việc giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng tới lợi. Nướu răng bị thiếu dinh dưỡng đồng nghĩa với tình trạng nó bị yếu và dễ nhiễm khuẩn hơn.
Mặt khác, người bị tiểu đường thì hàm lượng đường trong nước bọt cũng cao hơn bình thường. Vô hình chung tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vi khuẩn kết hợp với vụn thức ăn đọng lại trên răng sẽ tạo ra các mảng bám lớn – nguyên nhân gây ra viêm nướu.
Thêm vào đó, người bị tiểu đường sức đề kháng giảm mạnh nên dễ gặp phải những tổn thương về lợi hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm lợi nhiệt miệng, lở miệng, nhiễm trùng do nấm.
Do chế độ ăn uống không cân bằng
Chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, cay, nóng, đồ lạnh,… cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm lợi. Cơ thể khi bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra các rối loạn trong quá trình trao đổi chất, thiếu hụt vitamin, giảm sức đề kháng, khiến miệng bị khô, đánh răng dễ chảy máu, niêm mạc bị hoại tử.
Lạm dụng nước súc miệng
Nước súc miệng có khả năng loại bỏ các mảng bám trên răng, nhưng khi dùng các sản phẩm không chất lượng hoặc quá lạm dụng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, chúng làm thay đổi môi trường trong miệng, gây khô miệng, rát và nứt nẻ vùng nướu.
Bạn cần lưu ý khi dùng các loại nước súc miệng có thành phần kháng sinh hoặc thuốc sát khuẩn, bởi chúng sẽ tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây ra hiện tượng mất cân bằng hệ sinh vi trong khoang miệng.
Do hút thuốc
Một sự thật mà ai cũng rõ đó là thuốc lá gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Theo thống kê của ngành y khoa, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng cao gấp 3-6 lần so với người bình thường.
Khi hút thuốc, răng bị ố vàng, hơi thở hôi, các mảng bám và cao răng sẽ đọng lại ở trên và dưới nướu răng, trong thời gian dài chúng gây lở loét, hoại tử lợi, thậm chí là rụng răng. Ngoài ra, thuốc là còn làm lan rộng và tăng độ năng của viêm nướu.
Một số nguyên nhân dẫn đến viêm lợi khác
Ngoài các nguyên nhân bị viêm lợi kể trên, còn rất nhiều yếu tố khác như:
- Ăn quá nhiều đồ ngọt khiến lượng đường chứa trong đồ ngọt bám vào kẽ răng, lâu dần hình thành nên mảng bám chính là môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển, khiến lợi bị tấy đỏ, đau nhức
- Ăn đồ cay, nóng hoặc lạnh dễ gây kích ứng cho lợi, làm nhiệt độ trong khoang miệng đột ngột thay đổi, dẫn đến hiện tượng viêm lợi do lợi bị sốc nhiệt
- Ăn đồ quá cứng dễ gây ra các vết xước nhỏ trên lợi, vi khuẩn từ đó mà xâm nhập và tấn công nướu răng
- Thường xuyên uống bia rượu, những chất có trong bia rượu làm giảm tiết nước bọt, làm cho răng miệng bị khô giúp cho vi khuẩn phát triển và lan rộng
- Trám răng hoặc bọc răng sứ không được chế tác chính xác tạo ra các kẽ hở dẫn đến tích tụ thức ăn, mảng bám và vi khuẩn. Hoặc không điều trị triệt để trước khi trám răng
- Do các tác dụng phụ của thuốc làm giảm chức năng của tuyến nước bọt
- Do thay đổi nội tiết khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
- Người bị nhiễm HIV cũng có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lợi
So với các bệnh lý về răng miệng khác, viêm lợi dễ theo dõi và phát hiện hơn nhiều. Người bị viêm lợi sẽ có các dấu hiệu mà mắt thường có thể trực tiếp thấy được cũng như cảm nhận từ bên trong. Một số triệu chứng cụ thể và thường gặp như:
- Sưng lợi nguyên nhân do lợi bị mẩn đỏ, đau tại vùng bị sưng
- Miệng có mùi hôi, khó chịu, đôi khi sẽ cảm nhận được mùi tanh của máu
- Khi chải răng có cảm giác buốt, chảy máu
- Lợi chuyển màu hồng tím, nhú lợi tròn, sưng
- Trường hợp nặng sẽ gây lở loét, bưng mủ
- Răng trở nên lỏng, thiếu chắc chắn, lung lay khỏi lợi, giữa răng và lợi xuất hiện các khe hổng, sâu
- Cao răng và mảng bám răng xuất hiện nhiều
Bị viêm lợi có nguy hiểm không?
Viêm lợi ở mức độ nhẹ là bệnh lý thông thường, không gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Cơ chế tự động bảo vệ của cơ thể kết hợp với việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ hỗ trợ cho việc chữa lành bệnh.
Tuy nhiên, nếu có các tác nhân ngăn cản quá trình trên, thêm vào đó là người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời, viêm lợi có thể biến chứng nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng như:
Viêm nha chu
Viêm lợi ở mức độ nặng sẽ chuyển qua giai đoạn viêm nha chu khiến cho việc điều trị khó khăn và tốn thời gian, tiền bạc hơn rất nhiều. Lúc này răng miệng trở nên nhạy cảm hơn, nướu chảy máu dù không có bất kỳ tác động nào, lợi sưng tấy, nhiều trường hợp có mủ. Ngoài ra, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào máu, ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể, phá huỷ mô nâng đỡ của răng gồm: Lợi, xương, hệ thống dây chằng nhu.
Đối với phụ nữ có thai còn tăng khả năng sinh non, sinh thiếu tháng, con sinh ra nhẹ cân,… Mặt khác, viêm nha chu còn là yếu tố gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác như: Viêm phế quản, tiêu xương hàm, tiểu đường, nhiễm trùng huyết,…
Tiêu xương, rụng răng
Viêm lợi trong thời gian dài khiến các tổ chức nha chu bị tổn thương nghiêm trọng, làm cho răng bị lung lay, xô lệch, thậm chí là rụng răng. Hậu quả của việc rụng răng có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Tụt lợi, tiêu xương hàm
- Ảnh hưởng đến khả năng nhai, cắn, nghiền nát thức ăn, khiến quá trình tiêu hoá gặp trở ngại
- Tạo ra các áp lực lớn lên quai hàm
- Gây ra các biến dạng trên khuôn mặt
- Gây xô lệch các răng xung quanh và toàn bộ hệ thống nhai
- Phát sinh các vấn đề về khớp cắn, lệch khớp,…
Mắc bệnh viêm phổi do hít phải vi khuẩn
Viêm lợi và các mảng bám trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tích tụ và phát triển. Vậy nên những người bị viêm lợi rất dễ hít phải vi khuẩn vào phổi, khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ em, người thường xuyên hút thuốc lá.
Phương pháp điều trị viêm lợi
Về cơ bản, chúng ta có thể điều trị viêm lợi tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng, sử dụng các bài thuốc đơn giản hoặc can thiệp thông qua biện pháp nha khoa.
Điều trị viêm lợi tại nhà
Một số bài thuốc dân gian hiệu quả, được kết hợp từ những nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm mà bạn có thể sử dụng ngay tại nhà như:
Sử dụng nước muối để súc miệng
Nước muối có khả năng chữa lành viêm lợi và khử khuẩn vô cùng hiệu quả và lành tính. Giúp làm dịu vùng bị viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ được thức ăn thừa đọng lại trong khoang miệng, cải thiện mùi hơi thở.
Bạn sử dụng 2,5 – 3,75 gram muối vào ly nước ấm và khuấy đều. Sau đó dùng dung dịch này để súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra ngoài. Sử dụng đều đặn và liên tục từ 2-3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý rằng không nên lạm dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm lâu, bởi nó có thể làm men răng bị bào mòn do có tính axit.
Sử dụng dầu dừa để súc miệng
Dùng dầu dừa để chữa viêm lợi là một phương pháp khá an toàn vì trong thành phần của dầu dừa chứa axit lauric, có công dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Súc miệng bằng dầu dừa sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên răng cũng như các tác nhân gây ra bệnh viêm lợi.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn cho khoảng 5 – 10ml dầu dừa phân đoạn vào miệng (nên dùng dầu dừa phân đoạn bởi nó ít dính, ít bám hơn dầu dừa thông thường). Súc miệng trong khoảng 20 – 30 phút (không để chạm vào cổ họng), sau đó nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch. Tiếp đến uống một ly nước đầy rồi chải lại răng là xong.
Lưu ý: Trên thực tế dầu dừa khá lành tính nhưng chúng ta nên cẩn thận, không nên nuốt dầu dừa bởi sau khi súc miệng nó có chứa các độc tố và vi khuẩn trong miệng.
Sử dụng tinh dầu sả
Tinh dầu sả có khả năng đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi vô cùng hiệu quả, thậm chí còn tốt hơn cả các loại nước súc miệng chứa chlorhexidine.
Bạn chỉ cần pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước, sau đó súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch. Để đạt được hiệu quả tốt nhất nên thực hiện phương pháp này đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Tinh dầu sả an toàn nhưng cũng rất mạnh, do đó chúng ta nên pha loãng để đảm bảo an toàn cũng như tránh kích ứng cho lợi.
Súc miệng bằng nước lô hội
Lô hội mang lại hiệu quả tương đương với nước súc miệng có chứa chất chlorhexidine, có tác dụng giảm mảng bám và ngăn ngừa viêm lợi. Bên cạnh đó, cách chữa trị bằng cách này đơn giản hơn các nguyên liệu khác, bởi không cần pha với nước mà dùng nước lô hội nguyên chất 100%.
Bạn ngậm nước lô hội trong miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra, sau đó súc miệng lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện biện pháp này liên tục 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thu được hiệu quả ca.
Lưu ý: Phương pháp này không áp dụng với người bị dị ứng với lô hội.
Sử dụng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ nguyên liệu là lá Melaleuca Alternifolia ở Úc, có khả năng giảm chảy máu răng lợi đáng kể.
Để trị viêm lợi, bạn nhỏ 3 giọt tinh dầu vào khoảng 225ml nước ấm, sau đó dùng dung dịch này để súc miệng trong khoảng 30 giây, Cuối cùng nhổ ra và súc miệng một lần nữa với nước sạch. Chúng ta có thể lặp lại cách này 2 -3 lần mỗi ngày hoặc nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng trước khi chải răng.
Lưu ý: Lần đầu tiên sử dụng tinh dầu tràm trà bạn nên pha thật loãng. Bởi nó có thể gây dị ứng, phát ban, nóng nhẹ, hoặc tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng và thảo dược.
Điều trị chuyên sâu bằng các phương pháp nha khoa
Các phương pháp điều trị tại nhà kể trên chỉ dành cho những trường hợp viêm lợi nhẹ, mới tái phát, với các trường hợp nặng hơn, bạn nên điều trị chuyên sâu bằng nha khoa để có thể nhanh hồi phục nhất. Về cơ bản, để giải quyết vấn đề về viêm lợi trước hết cần loại bỏ nguyên nhân, làm sạch khoang miệng để tránh lây nhiễm. Đến nha khoa, bác sĩ sẽ điều trị bằng các tác động như sau:
- Loại bỏ mảng bám, cao răng bám phía trên và dưới vùng lợi
- Loại bỏ các yếu tố nguy hại bằng cách trám hay sữa lại các phục hình không đạt tiêu chuẩn, cố định răng lung lay, trám cổ răng bị mòn và mài chỉnh hình cho khớp cắn
- Trong trường hợp lợi đại phì sẽ phẫu thuật cắt – tạo hình lại cho lợi
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được khuyên dùng nước súc miệng để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Trong đó có một số loại nước súc miệng chuyên dụng như: Zin gluconat, hexetidin, chlorinedioxid, chlorhexidine,… mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
Thông thường, một quá trình điều trị viêm lợi cấp sẽ được chia làm 3 đợt, đó là:
- Đợt 1: Lấy cao răng, loại bỏ mảng bám kết hợp với việc sát khuẩn bằng oxi già, chấm thuốc giảm đau và làm se lợi. Ngoài ra còn kết hợp với thuốc kháng sinh và bổ sung thêm vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Đợt 2: Sau đợt 1 từ 5 – 7 ngày sẽ tiến hành gây tê nạo túi lợi, đồng thời làm sạch cao răng dưới lợi.
- Đợt 3: Sau vài ngày khi tình trạng thuyên giảm thì sẽ tiến hành tái khám, kiểm soát cao răng, mảng bám và làm nhẵn bề mặt của thân, chân răng.
Trong trường hợp bệnh viêm lợi trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm thuốc kháng sinh, bao gồm:
- Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid) có khả năng diệt vi khuẩn trú ngụ tại lợi
- Thuốc kháng sinh nsaid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam) có khả năng làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, sưng viêm, đau nhức
- Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason) có khả năng kháng viêm mạnh
- Các thuốc giảm đau thông thường
Sử dụng thuốc Đông y để điều trị
Nếu bạn không đủ thời gian và kiên nhẫn để thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà hoặc không muốn tác động nha khoa vậy sử dụng thuốc Đông y là một trong những lựa chọn hàng đầu. Một số thuốc Đông y mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm lợi phải kể đến như:
Thuốc Đông y Kỳ Chàm Nano bạc
Kỳ Chàm Nano bạc là một trong những loại thuốc Đông y khắc phục được những hạn chế của thuốc Tây y và các phương pháp dân gian. Với thành phần lành tính, sản phẩm an toàn đối với cả trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và cho con bú. Thuốc được điều chế từ các thành phần : Cao đặc cây chàm, Nano bạc, Menthol, Xylitol.
Kỳ Chàm Nano bạc có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh viêm lợi, tiêu viêm, trị khu vực loét có mủ, làm dịu cơn đau, giảm tình trạng chảy máu chân răng.
Thuốc Đông y Thảo dược Yên Tử
Thảo dược Yên Tử là nước súc miệng được bào chế 10% từ thảo dược bằng công thức bí truyền, được người dân sống ở vùng núi Yên Tử sử dụng để chữa dứt điểm viêm lợi đau răng, viêm nha chu và hôi miệng.
Thân và rễ cây của loại thảo dược quý sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch, khử men, sau đó cắt lát và sấy khô ở điều kiện thích hợp. Tiếp đến thuốc sẽ được đưa vào ngâm trong một loại dung môi có chứa etanol và nước để chiết ra được các hoạt chất trị bệnh. Dung môi có tác dụng giúp thuốc chống lại nấm mốc, tách các hoạt chất sát khuẩn, tiêu viêm có trong thân và rễ cây, từ đó tạo thành hỗn hợp dạng lỏng đóng chai tiện lợi.
Thuốc Đông y Nha Chu Hoàn Vương
Với các thành phần thảo dược chính như: Bạch chỉ, đinh hương, hoắc hương, diệp hạ châu, Nha Chu Hoàn Vương là giải pháp lý tưởng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến răng miệng, đặc biệt là viêm lợi.
Sản phẩm có khả năng điều trị dứt điểm viêm lợi cấp và mãn tính, viêm chân răng lợi cấp tính, chảy máu chân răng, đau nhức răng, hôi miệng, lở loét, viêm nha chu, viêm tủy, viêm lợi chân răng… Sau một thời gian sử dụng, người bệnh sẽ thấy những chuyển biến tích cực và rõ rệt mà thuốc mang lại.
Cách phòng tránh bệnh viêm lợi hiệu quả
Có thể thấy, viêm lợi gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, để phòng tránh bệnh lý này, bạn có thể tham khảo qua một số cách hiệu quả sau đây:
Luôn nhớ nguyên tắc 3 : 3
Theo các chuyên gia nha sĩ Hoa kỳ, hầu hết mọi người thường chỉ dành hơn ít nhất 1 phút mỗi ngày cho việc vệ sinh răng miệng. Đây là khoảng thời gian quá ngắn, không thể loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn và chất bẩn, không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Chính vì lý do này, các chuyên gia khuyến cáo nên chải răng đều đặn 3 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài 3 phút để đảm bảo rằng kể cả những chiếc răng sâu tận bên trong vẫn được vệ sinh sạch sẽ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên vô ích, thậm chí là gây hại nếu bạn thực hiện không đúng cách. Thông thường nhiều người chỉ có thói quen chải theo chiều ngang, trong khi đó cách chải răng này không những không loại bỏ được hết vi khuẩn, cặn bã một cách triệt để, mà ngược lại còn khiến men răng dễ bị tổn thương.
Bạn nên đảm bảo dụng cụ để vệ sinh răng miệng thực sự sạch sẽ. Để bàn chải cách viền nướu 45 độ sao cho lông bàn chải dễ dàng di chuyển trên cả răng và nướu. Sau đó nhẹ nhàng chải mặt ngoài răng theo chiều thẳng đứng hoặc xoay tròn. Thực hiện tương tự với các mặt còn lại của răng.
Thăm khám răng miệng định kỳ tại các trung tâm uy tín
Việc thăm khám răng miệng định kỳ sẽ giúp bạn nắm bắt chính xác tình hình sức khỏe răng miệng của mình, biết được các vấn đề đang gặp phải hoặc những biểu hiện bất thường của răng, dấu hiệu viêm lợi. Qua đó được bác sĩ tư vấn, cho lời khuyên, hướng dẫn cách bảo vệ, phòng tránh và điều trị. Tránh việc để bệnh trở nên nghiêm trọng rồi mới tìm cách chữa.
Vệ sinh vùng lưỡi
Nhiều người sai lầm khi vẫn nghĩ rằng vệ sinh răng miệng chỉ đơn giản là đánh răng đều đặn, nhưng trên thực tế việc vệ sinh vùng lưỡi cũng là yếu tố cần đặc biệt quan tâm. Bởi đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nên tình trạng hơi thở nặng mùi, làm tăng khả năng bị viêm lợi và sâu răng.
Khám chữa viêm lợi ở đâu?
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về viêm lợi, muốn tìm một địa chỉ thăm khám uy tín thì đừng bỏ qua những địa chỉ sau đây:
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội được biết đến là một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý nha khoa hàng đầu ở khu vực miền Bắc. Tính đến nay, cơ sở y tế này đã có lịch sử trên 30 năm hình thành và phát triển với nhiều chuyên khoa khác nhau. Trong đó, Khoa Răng trẻ em, Khoa Răng cho người cao tuổi được phục vụ thăm khám và điều trị theo từng mức độ.
Đây là nơi tập trung đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về Răng Hàm Mặt, lĩnh vực thẩm mỹ, giải phẩm. Ngoài ra, để quá trình chuẩn đoán, thăm khám và điều trị được chuẩn xác hơn, bệnh viện còn trang bị hệ thống máy móc hiện đại đạt chuẩn Quốc tế, đầu tư các thiết bị y tế tiên tiến, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân.
Phòng khám và điều trị Răng Hàm Mặt theo yêu cầu thuộc bệnh viện 103 – Hà Nội
Phòng khám và điều trị Răng Hàm Mặt theo yêu cầu thuộc bệnh viện 103 – Hà Nội là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về lĩnh vực Răng Hàm Mặt. Nơi đây vừa là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng, nha khoa thẩm mỹ, vừa là cơ sở giảng dạy cho các học viên top đầu của học viện Quân y.
Thêm vào đó, phòng khám còn được trang bị trang thiết bị hiện đại, sở hữu các công nghệ hàng đầu như điều trị nội nha khoa kỹ thuật cao, bọc răng sứ, trám răng thẩm mỹ,…
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM được đánh giá là đơn vị chuyên khám và điều trị các bệnh lý nha khoa hàng đầu tại khu vực phía Nam. Bệnh viện có tiền thân từ Bệnh viện chợ rẫy với lịch sử trên 30 năm hoạt động và phát triển. Nơi đây đã và đang trở thành địa chỉ uy tín để điều trị các bệnh lý về răng miệng.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, luôn tận tâm, đề cao y đức và nhiệt tình với bệnh nhân. Mặt khác, bệnh viện còn được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, hỗ trợ cho quá trình thăm khám và điều trị được diễn ra chính xác, hiệu quả.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về bệnh viêm lợi và những thông tin quan trọng nhất về bệnh lý này. Viêm lợi khá phổ biến và khi ở mức độ nhẹ nó sẽ không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu bạn chủ quan thì nó có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Hy vọng rằng với thông tin mà bài viết cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm lợi cũng như biết cách điều trị và phòng tránh an toàn, hiệu quả.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!