Bé bị viêm nha chu nguy hiểm thế nào? Phải điều trị ra sao?
Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến ở trẻ em. Nó phá hủy cấu trúc của răng – nướu, gây ra đau nhức, gặp khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng tới tâm lý và quá trình phát triển của trẻ. Vậy bé bị viêm nha chu nguyên nhân do đâu, nguy hiểm như thế nào, cha mẹ phải điều trị và phòng tránh ra sao?
Bệnh viêm nha chu là gì? Các giai đoạn viêm nha chu ở trẻ em
Viêm nha chu có thể xuất hiện và gây nguy hiểm với răng miệng người lớn, với trẻ em, bệnh càng nguy hiểm và đáng lưu tâm hơn. Vậy diễn biến viêm nha chu ở trẻ nhỏ xảy ra như thế nào?
Bệnh viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là dạng bệnh lý về sức khỏe răng miệng, liên quan trực tiếp tới hệ thống mô nâng đỡ quanh chân răng. Hiểu theo cách đơn giản thì đây là tình trạng nướu bị vi khuẩn có hại tấn công, khiến nướu bị tách dần ra khỏi chân răng. Chính từ đó mà tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lan sâu xuống các cấu trúc bên dưới của mô nha chu.
Các giai đoạn viêm nha chu ở trẻ em
Khi bé bị viêm nha chu, bệnh sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn chính đó là:
Giai đoạn 1: Hình thành mảng bám, cao răng
Vôi răng vốn là một lớp màng dính, bám cứng bao quanh thân răng có màu vàng sậm, nâu hoặc đen. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi, phát triển tấn công răng và nướu. Đặc biệt, độc tố mà chúng tiết ra là một trong những nguyên nhân chính khiến nướu của trẻ bị kích ứng, sưng đỏ.
Giai đoạn 2: Viêm nướu
Trong một thời gian dài bị vi khuẩn tấn công, nướu răng sẽ có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, mềm và nhạy cảm hơn bình thường. Ngoài ra, trong quá trình ăn uống, đánh răng hay có các lực tác động vào nướu rất dễ chảy máu, khiến bé bị đau rát.
Giai đoạn 3: Hình thành các túi nha chu
Tới giai đoạn này, nướu của trẻ bị viêm sẽ sưng phồng lên và tách dần ra khỏi chân răng. Vi khuẩn tiếp tục theo đó mà tiến sâu xuống hệ thống mô nha chu bên dưới, hình thành nên các túi nha chu chứa đầy mủ và vi khuẩn. Miệng bé bắt đầu xuất hiện những mùi hôi, tanh, khó chịu.
Giai đoạn 4: Viêm nha chu nặng, khiến răng lung lay và rụng
Tình trạng viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị sẽ khiến các mô nha chu chịu tổn thương trầm trọng, dẫn đến viêm nha chu mãn tính và tiêu dần đi. Lúc này răng của trẻ đang còn khá non nớt, công với việc mất đi lớp bảo vệ và chống đỡ cho cân răng nên sẽ lung lay, xô lệch, thậm chí là rụng đi.
Bé bị viêm nha chu nguyên nhân do đâu?
Viêm nha chu ở trẻ em khá phổ biến, chúng đa phần được hình thành từ chính thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của trẻ như:
- Thói quen ăn uống: Đa phần trẻ nhỏ đều thích các loại bánh kẹo ngọt, nước có ga, đồ ăn nhiều màu sắc,… Tuy nhiên những thức ăn này lại chứa hàm lượng đường cao, dễ hình thành nên mảng bám trên răng bé nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Trẻ còn quá nhỏ để nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng hoặc không biết vệ sinh sao cho đúng cách. Khi mảng bám không được loại bỏ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nha chu.
- Bản chất răng của trẻ: Hệ thống nướu, răng và các bộ phận xung quanh răng còn rất non nớt. Do đó sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây hại cũng yếu hơn nhiều so với người lớn.
- Gen di truyền: Trường hợp cha mẹ từng bị viêm nha chu thì khả năng cao là trẻ sẽ bị di truyền lại.
- Thói quen thở bằng miệng: Nếu trẻ bị mắc một số bệnh về hô hấp phải thở bằng miệng nhiều sẽ khiến miệng bị khô. Điều này làm cho các lợi khuẩn bị tiêu diệt dần tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, tấn công răng và nướu.
- Hệ thống miễn dịch yếu: Khi gặp các bệnh về hệ miễn dịch hoặc hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ yếu sẽ không đủ khả năng ức chế vi khuẩn gây hại, khiến chúng phát triển mạnh mẽ hơn.
- Sử dụng thuốc tây: Khi trẻ sử dụng một số loại thuốc trị viêm nha chu trong thời gian dài cũng khiến hạn chế tiết nước bọt, miệng bị khô gây ra tình trạng viêm nha chu.
Bé bị viêm nha chu có triệu chứng gì?
Khi viêm nha chu mới chớm, cha mẹ rất khó phát hiện các biểu hiện của bệnh và bé cũng chưa cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì nhiều. Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm sẽ xuất hiện một số dấu hiệu dễ nhận biết ở trẻ như:
- Lợi từ màu hồng tươi dần chuyển sang đỏ sậm hoặc tím sậm, mềm hơn.
- Vôi răng, cao răng đóng nhiều ở xung quanh chân răng.
- Hơi thở trẻ bắt đầu xuất hiện mùi hôi tanh, khó chịu
- Lợi sưng gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi chịu tác động.
- Dễ chảy máu chân răng, chảy máu vùng nướu khi đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa,… hoặc chảy máu mà không rõ nguyên nhân
- Nướu dần bị kéo ra khỏi răng, gây ra tình trạng tụt lợi.
- Răng dần lung lay hoặc thưa hơn bình thường.
- Các khớp cắn và hàm có sự thay đổi, khiến lệch khớp cắn.
Các biến chứng của viêm nha chu ở trẻ em
Cha mẹ có biết, viêm nha chu không chỉ gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển sau này của con. Cụ thể:
Tác động xấu tới sức khỏe răng miệng của trẻ
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên vào tháng thứ 6, và có khoảng 20 chiếc răng sữa trong 30 tháng đầu đời. Khi bị viêm nha chu, răng sữa của bé vẫn còn yếu nên dễ bị lung lay, thậm chí là rụng sớm nếu không được điều trị kịp thời. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình răng vĩnh viễn mọc trong tương lai.
Ngược lại, khi bị viêm nha chu sau khi đã thay răng vĩnh viễn có thể khiến lớp mô nâng đỡ răng cùng hệ thống dây chằng bị phá hủy, làm xương ổ răng bị tiêu dần. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho răng bị lung lay, thậm chí là mất răng dù cho nó vẫn còn nguyên vẹn, không sâu. Đặc biệt là các răng vĩnh viễn chỉ mọc một lần duy nhất, bị mất đi sẽ không tự mọc lại.
Bé bị viêm nha chu gây ra các bệnh lý nguy hiểm
Cảm giác đau nhức, khó chịu mà viêm nha chu gây ra khiến cho trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn hoặc bỏ bữa. Bên cạnh đó, vi khuẩn gây hại từ khoang miệng có thể theo nước bọt và thức ăn đi xuống dạ dày gây hại cho hệ tiêu hoá cũng như các bệnh lý về dạ dày.
Thêm vào đó, vi khuẩn trong khoang miệng còn xâm nhập vào mạch máu thông qua các vết thương hở trên nướu. Tiếp đến chúng theo dòng máu đi tới tim, gây hại cho hệ tim mạch và các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra, vi khuẩn viêm nha chu còn có thể xâm nhập vào phổi, khiến các bệnh liên quan tới đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trong tương lai
Khi trẻ đang ở độ tuổi phát triển nhưng lại bị viêm nha chu, khiến cho việc ăn uống gặp khó khăn, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động thường ngày. Từ đó dẫn đến tình trạng kém phát triển, suy dinh dưỡng, còi cọc, thiếu cân,…
Quá trình này không chỉ gây ra các tác hại ở thời điểm hiện tại mà còn kéo dài tới tương lai. Khả năng phát triển của trẻ có thể bị ức chế, dẫn tới việc không đạt được chiều cao, cân nặng chuẩn khi trưởng thành.
Khiến trẻ mất tự tin
Các biến chứng và tác hại mà viêm nha chu như: Hôi miệng, sưng lợi, khiến răng bị thưa, rụng răng, ảnh hưởng đến khung xương hàm,… có thể khiến bé gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, mất tự tin khi nói chuyện, đứng trước người khác. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chứng lười giao tiếp xã hội hoặc trầm cảm.
Cách điều trị viêm nha chu ở trẻ em
Bé bị viêm nha chu hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo qua một số phương pháp chữa hiệu quả sau đây:
Điều trị tại nhà
Nhiều trẻ có tâm lý lo lắng, sợ hãi khi tới các trung tâm nha khoa, nên cha mẹ có thể áp dụng các bài thuốc chữa trị tại nhà hiệu quả sau:
Sử dụng gừng tươi
Bên cạnh bột nghệ thì gừng tươi cũng là bài thuốc Nam chữa viêm nha chu hiệu quả , dễ tìm và rẻ. Gừng tươi có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ viêm nhiễm, làm sạch vết thương, điều trị các bệnh lý cơ thể.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng. Sau đó cho vào sắc cùng nước sôi và dùng nước này cho bé uống sau mỗi lần ăn. Ngoài ra cũng có thể dùng gừng tươi và ngậm trong miệng từ 3 – 5 phút mỗi lần bị đau nhức răng, cơn đau sẽ thuyên giảm.
Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày bệnh viêm nha chu của bé sẽ tiến triển rõ rệt. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lạm dụng nước gừng. bởi nó có thể khiến cơ thể trẻ bị nóng trong.
Sử dụng bột nghệ
Bạn có biết, trong nghệ có chứa thành phần curcumin cực cao có khả năng sát khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, nó còn dễ dàng loại bỏ và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn trong lợi, cũng như trị viêm, giảm đau. Do đó, đây là một trong những lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm nha chu cho bé.
Cách điều trị khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy một ít bột nghệ và cho trẻ đánh răng hàng ngày. Hoặc dùng bột nghệ hòa cùng dầu vitamin E (có thể lấy trong viên nang vitamin E), rồi thoa hỗn hợp này lên vùng lợi bị viêm của bé mỗi tối trước khi đi ngủ. Sau đó súc miệng lại với nước ấm vào sáng hôm sau. Lặp lại các bước trên đều đặn hàng ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Xem thêm: Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Sử dụng mật ong
Mật ong là nguyên liệu ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng, giảm lung lay chân răng và trị hôi miệng cực hiệu quả. Thêm nữa, mật ong có vị ngọt, dễ ăn nên khi điều trị cho bé sẽ không khiến bé thấy khó chịu.
Với mật ong, bạn pha một ít với nước và cho bé súc miệng từ 3 – 4 lần/ngày. Hoặc khi bé đánh răng, cha mẹ nhỏ một vài giọt mật ong lên kem đánh răng và vệ sinh răng miệng như thường ngày. Ngoài ra, với những trẻ còn quá nhỏ có thể dùng bông hoặc vải mềm thấm trực tiếp vào mật ong rồi chà nhẹ nhàng lên vùng nướu bị viêm.
Sử dụng muối kết hợp với chanh tươi
Chanh được mệnh danh là loại quả có chứa hàm lượng vitamin C cực cao, nên mang đến khả năng chống viêm hiệu quả từ trong ra ngoài. Đặc biệt, khi kết hợp cùng với muối trắng sẽ tạo nên hỗn hợp diệt khuẩn tối ưu.
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị chanh và muối sau đó pha chúng thành một hỗn hợp dạng sệt. Dùng bông y tế sạch thấm vào hỗn hợp và đắp vào vùng nướu bị viêm nhiễm của bé, giữ nguyên trong vòng 5 – 7 phút để muối và chanh phát huy tác dụng. Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch và thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần.
Điều trị viêm nha chu cho bé tại nha khoa
Có thể thấy, những bài thuốc kể trên chỉ có tác dụng với các trường hợp mới chớm bệnh và viêm nhẹ. Đặc biệt là mang lại hiệu quả chậm, phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Với trẻ bị viêm nha chu, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa chữa viêm nha chu uy tín để điều trị triệt để và hạn chế các cơn đau kéo dài.
Với phương pháp điều trị nha khoa, bác sĩ sẽ chia bệnh thành các giai đoạn để điều trị như:
Giai đoạn đầu tiên: Viêm lợi
Sau khi thăm khám tổng quát, nếu đánh giá bệnh nha chu chỉ đang ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị bằng các loại thuốc chữa viêm nha chu tại chỗ như: Gel chống viêm, gel giảm đau, viên ngậm chống nhiễm khuẩn,…
Đồng thời, bé sẽ được chỉ định cho uống một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc corticoid và thực phẩm chức năng như vitamin C, E nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Giai đoạn 2: Viêm nha chu
Khi trẻ đã bị viêm nha chu, việc dùng thuốc lúc này chỉ có tác dụng giảm đau mà không thể điều trị triệt để bệnh. Do đó, bác sĩ sẽ phải lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với sự kết hợp của các phương pháp như: Lấy cao răng, vệ sinh làm sạch khoang miệng,…
Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà bác sĩ thay đổi hướng điều trị cho phù hợp. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng sẽ phải áp dụng đến các tác động như chỉnh sửa, thay thế các cấu trúc nha chu bị phá hủy, giúp cố định lại các răng bị lung lay, phẫu thuật cấy ghép mô, nướu răng.
Sau cùng, bé sẽ kiểm tra lại tình hình răng miệng và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh khoa học sau khi chữa viêm nha chu, để tránh bệnh tái phát.
Cách phòng tránh viêm nha chu cho bé
Chúng ta không thể phủ nhận những hậu quả khôn lường mà viêm nha chu gây ra cho trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết để giúp con phòng tránh bệnh lý về răng miệng này một cách tốt nhất. Hãy tham khảo ngay những lưu ý cực kỳ quan trọng sau đây:
- Tập thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày cho bé (sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ) bằng bàn chải lông mềm, đặc biệt là nên vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn.
- Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, chải dọc thân răng, không nên chải ngang bề mặt bởi kỹ thuật này không những không làm sạch mảng bám ở viền nướu mà còn gây hại cho lợi và răng trẻ.
- Không để trẻ dùng tăm để xỉa răng, thay vào đó nên tập thói quen dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ngay từ khi còn bé.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, phẩm màu gây hại cho sức khỏe răng miệng.
- Bổ sung canxi, flour để tăng sức đề kháng đối với bệnh viêm nha chu.
- Không để trẻ tiếp xúc với rượu, bia hoặc các chất kích thích.
- Khi cho trẻ uống các loại thuốc Tây y nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
- Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, đồng thời sớm phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh từ đó sớm có phương pháp ngăn chặn và hướng điều trị thích hợp.
Bé bị viêm nha chu là tình trạng khá phổ biến, nhưng không phải vì thế mà cha mẹ lơ là, bởi nó hoàn toàn có thể gây đau đớn cùng các biến chứng nguy hiểm cho con. Do đó, cần quan tâm tới sức khỏe răng miệng của trẻ ngay từ bây giờ để trẻ có quá trình phát triển khỏe mạnh và tốt nhất.
Dành riêng cho bạn:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!