Viêm nha chu có lây không? Cách chữa dứt điểm viêm nha chu

Viêm nha chu có lây không là thắc mắc của nhiều người bởi đây là bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Tuy nhiên, bệnh lại có diễn tiến thầm lặng khiến chúng ta thường khó phát hiện ra cho tới khi trở nặng. Do đó, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm, đặc biệt là chủ động các biện pháp chăm sóc để tránh lây bệnh cho người thân.

Viêm nha chu nhận biết thế nào?

Viêm nha chu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng khiến các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn. Các triệu chứng của bệnh như hôi miệng, sưng nướu, chân răng chảy máu và đau nhức. Tình trạng này khiến người bệnh đau nhức, tụt nướu rồi hình thành nên nhiều túi nha chu. Lâu dần sẽ phá hỏng ổ răng cuối cùng và gây mất răng.

Đáng nói bệnh nha chu tiến triển thầm lặng nên không dễ phát hiện kịp thời. Nhất là hiện tượng nướu sưng to sau đó lại tự xẹp làm cho bệnh nhân lầm tưởng rằng viêm đã khỏi nên không có biện pháp can thiệp điều trị. Tình trạng bệnh kéo dài khiến các mô đỡ răng, dây chằng bị tổn thương. Xương ổ răng cũng bị tiêu dần, răng lung lay và cuối cùng là rụng đi. Mặc dù răng vẫn còn nguyên vẹn và không bị sâu.

Viêm nha chu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng khiến các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn
Viêm nha chu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng khiến các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây viêm nha chu chủ yếu là do thói quen không vệ sinh răng sạch sẽ, ăn uống thiếu khoa học. Từ đó tạo điều kiện cho các mảng bám và vi khuẩn tồn tại ở răng miệng. Có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm nha chu như:

  • Cách chăm sóc răng miệng không tốt, không đúng cách, dinh dưỡng không được đảm bảo.
  • Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, phụ nữ trong thời gian mang bầu.
  • Hút thuốc lá.
  • Bị bệnh toàn thân khiến suy giảm miễn dịch như tiểu đường, HIV/AIDS…

Viêm nha chu có lây không?

Rất nhiều người bệnh có chung thắc mắc “viêm nha chu có lây không?”. Theo các chuyên gia nha khoa, bệnh nha chu có thể lây truyền giữa các thành viên trong gia đình, từ cha mẹ sang con cái hoặc giữa các bạn tình với nhau.

Kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây bệnh nha chu có thể truyền qua tuyến nước bọt. Có nghĩa là khi một người tiếp xúc với nước bọt của người trong gia đình hay bạn tình thì có khả năng lây bệnh của người đó.

Dựa trên các nghiên cứu này, Hội Nha Chu Hoa Kỳ đề nghị nên thực hiện việc điều trị nha chu với toàn bộ các thành viên trong gia đình. Nếu trong gia đình có một thành viên bị viêm nha chu thì các thành viên còn lại nên đi khám răng. Chính vì vậy, khi bạn đang mắc phải bệnh viêm nha chu thì nên hạn chế hoặc không dùng chung đồ sinh hoạt với mọi người trong gia đình như bàn chải đánh răng, khẩu trang, chén, bát,…

Viêm nha chu có thể lây giữa các thành viên trong gia đình nếu sử dụng chung các đồ dùng cá nhân
Viêm nha chu có thể lây giữa các thành viên trong gia đình nếu sử dụng chung các đồ dùng cá nhân

Trong trường hợp con bạn đã dùng chung bàn chải đánh răng với bạn thì bạn nên cho bé đến khám tại nha khoa. Tại đây các nha sĩ sẽ tư vấn cách phòng ngừa và điều trị thích hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để đảm bảo an toàn hơn nữa, bạn nên đưa cả gia đình đi thăm khám. Dân gian có câu, phòng bệnh vẫn tốt hơn so với chữa bệnh.

Cách điều trị viêm nha chu tận gốc – triệt để

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn và mức độ của bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu phát hiện được sớm các biểu hiện viêm nhiễm thì có thể bệnh mới ở giai đoạn viêm nướu và cấu trúc răng chưa bị ảnh hưởng. Lúc này người bệnh cần vệ sinh răng miệng nhằm loại bỏ các vi khuẩn, làm sạch cao răng.

Bệnh nhân viêm nha chu có thể tham khảo một số cách điều trị hiệu quả dưới đây.

Chữa viêm nha chu bằng mẹo dân gian

Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc giúp người bệnh loại bỏ các vấn đề ở răng miệng, trong đó có viêm nha chu. Mỗi bài thuốc sẽ có khả năng đáp ứng khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Căn cứ vào mức độ viêm nhiễm và các triệu chứng gặp phải mà người bệnh có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp.

  • Cây lược vàng: Thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy 5 lá lược vàng đem hãm cùng 500ml nước trong 30 phút. Sau đó uống nước ngày hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ nướu khỏi sự viêm nhiễm.
  • Cây cỏ mực: Dược liệu này có khả năng thanh nhiệt, giải độc và cầm máu hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy nước cốt cỏ mực trộn với một chút mật ong rồi bôi trực tiếp vào vùng nướu bị viêm. Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện hiệu quả.
  • Củ gừng: Gừng là vị thuốc Nam chữa viêm nha chu đồng thời giúp loại bỏ nhiều vấn đề răng miệng. Trong đó có khả năng giảm viêm sưng ở các tổ chức quanh răng. Bệnh nhân thực hiện theo cách sau: Lấy vài lát gừng nấu cùng 300ml nước cho đến khi còn ½ thì dừng lại. Sau đó, cho thêm vào nồi nước vài hạt muối, chờ tan hết và dùng khi ấm.
Gừng là vị thuốc tốt giúp loại bỏ nhiều vấn đề răng miệng
Gừng là vị thuốc tốt giúp loại bỏ nhiều vấn đề răng miệng

Cần lưu ý rằng các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng với trường hợp bị viêm nha chu nhẹ. Nếu tình trạng bệnh có xu hướng nặng hơn thì cần tham khảo các điều triệu của Tây y. Trường hợp này, người bệnh cần tránh chủ quan tự điều trị tại nhà mà để cơ thể phải đối diện với những vấn đề nghiêm trọng.

Xem thêm: Viêm nha chu khi niềng răng do đâu? Có nguy hiểm không – Cách khắc phục

Điều trị viêm nha chu bằng các phương pháp nha khoa chuyên sâu

Cách điều trị bằng các phương pháp nha khoa chuyên sâu chủ yếu là để loại bỏ triệt để các túi nha chu quanh răng. Muốn bệnh tình nhanh khỏi và không tái phát người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Cùng với đó, bệnh nhân cũng cần kết hợp chăm sóc răng miệng sạch sẽ, bỏ thuốc lá, rượu bia.

Thông thường, bác sĩ sẽ phân loại từng trường hợp viêm nha chu và đưa ra từng phương án điều trị cụ thể:

Điều trị khẩn cấp:

  • Chỉ định: Người bệnh có nướu, niêm mạc xuất hiện áp xe (các ổ mủ).
  • Triệu chứng: Sưng đỏ niêm mạc, sờ vào nướu thấy phập phều. Nếu bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, chống viêm khiến các ổ mủ đôi sẽ khỏi. Nhưng sau đó bệnh lại tái phát và trở thành viêm nha chu mãn tính. Khi đó sẽ gây nên những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng.

Điều trị phẫu thuật:

  • Chỉ định: Bệnh nhân đã được áp dụng các biện pháp chống viêm nhưng không đáp ứng.
  • Biện pháp thực hiện: Phẫu thuật nhằm loại bỏ túi nha chu, tái tạo xương và mô nha chu đã bị phá huỷ. Hoặc phẫu thuật để ghép mô mềm giúp phục hồi các hư hại, ngăn chặn tụt lợi dẫn đến phá hủy mô lợi và xương răng.
Cách điều trị bằng các phương pháp nha khoa chuyên sâu
Cách điều trị bằng các phương pháp nha khoa chuyên sâu

Điều trị không phẫu thuật:

  • Chỉ định: Viêm nhiễm nhưng chưa gây áp xe, vẫn kiểm soát được bằng thủ thuật nhỏ kết hợp với sử dụng thuốc.
  • Biện pháp thực hiện: Chỉnh sửa, cố định lại phần răng lung lay, phục hình tạm thời, cạo cao răng. Tiến hành chấm thuốc chữa viêm nha chu để sát khuẩn, kháng viêm và vùng nướu bị tổn thương. Nếu trường hợp không thể giữ được thì có thể chỉ định nhổ răng.

Điều trị duy trì:

  • Chỉ định: Sau khi người bệnh đã được áp dụng các biện pháp điều trị, triệu chứng cũng dần ổn định.
  • Biện pháp thực hiện: Người bệnh sẽ được theo dõi, kiểm tra định kỳ nhằm kiểm soát và ngăn ngừa viêm nha chu quay trở lại.

Cách phòng tránh bệnh viêm nha chu hiệu quả

Đến đây thì câu hỏi “viêm nha chu có lây không?” đã được giải đáp. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn gây nên, vì vậy muốn phòng tránh bệnh điều quan trọng cần phải làm là:

  • Bạn cần thực hiện chải răng đều đặn, thường xuyên, đúng cách sau mỗi khi ăn và trước khi đi ngủ. Khi răng lợi sạch sẽ không còn mảng bám tích tụ trên răng lợi, xoa nắn lợi giúp phòng tránh bệnh viêm nướu.
  • Lựa chọn dùng bàn chải mềm, khi chải cần theo chiều dọc từ loại bỏ triệt để các túi nha chu quanh răng. Bàn chải đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu nhằm lấy sạch các mảng bám ở khe răng và viền nướu.
  • Kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở kẽ giữa hai răng. Người bệnh không nên dùng tăm xỉa răng, đâm xọc qua các khe răng. Vì như vậy sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng tránh viêm nha chu
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng tránh viêm nha chu
  • Bạn nên súc miệng hàng ngày với nước muối ấm pha loãng hoặc các dung dịch nước súc miệng nhằm giúp răng miệng sạch sẽ thơm tho.
  • Xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học với những thực phẩm tốt.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia rượu, trà,.. Tránh hút thuốc lá.
  • Khám răng định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Những thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc “viêm nha chu có lây không”. Thực tế vi khuẩn gây nha chu có thể truyền qua nước bọt khi tiếp xúc với người bệnh hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động phòng ngừa, phát hiện được sớm và điều trị kịp thời thì viêm nha chu có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Dành riêng cho bạn:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo
Chia sẻ
Bỏ qua