Viêm tủy răng có hồi phục là gì, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm tủy răng có hồi phục là một bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh có thể khởi phát do những thói quen sinh hoạt không tốt thường ngày hoặc một số nguyên nhân khác. Người bệnh nên điều trị sớm, loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, tránh làm tổn hại sâu đến tủy và các răng khác bên cạnh.
Viêm tủy răng có hồi phục là gì, nguyên nhân chính gây bệnh
Viêm tủy răng có hồi phục là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm ở cấp độ nhẹ, đây được xem là giai đoạn đầu tiên của viêm tủy răng. Thông thường người bệnh sẽ không có triệu chứng hay dấu hiệu gì đặc biệt, do đó rất khó nhận biết hoặc không được để ý như các kích thích nóng, lạnh khi ăn nhai hay cảm giác ê buốt thoáng qua.
Vì chỉ mới ở giai đoạn đầu, chưa biến chuyển nặng nên bệnh có thể điều trị bằng cách loại bỏ nguyên nhân và khôi phục răng được 90% hoặc khôi phục hoàn toàn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tủy răng, điển hình như:
- Răng bị sâu không điều trị khiến vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây viêm tại vị trí sâu rồi lan rộng ra các vị trí khác.
- Men răng bị mòn chạm đến ngà răng, va chạm nhiều khiến tủy bị tổn thương.
- Do người bệnh ăn nhiều đồ ngọt hoặc thực phẩm không tốt cho răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Một số trường hợp bị đi lấy cao răng ở các cơ sở không uy tín khiến lợi bị viêm, ảnh hưởng tới chân răng, vi khuẩn có thể theo đó xâm nhập vào tủy.
- Các tổn thương trong quá trình nạo bỏ túi nha chu.
Những triệu chứng của bệnh viêm tủy răng hồi phục
Khác với viêm tủy răng không hồi phục, bệnh viêm tủy có hồi phục khi mới khởi phát chưa có nhiều biểu hiện rõ ràng. Người bệnh chỉ có cảm giác ê buốt răng, hoặc những cơn đau thoáng qua nên chủ quan không điều trị. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ có những triệu chứng rõ rệt. Cụ thể:
- Tần suất cơn đau liên tục hơn, khả năng nhai đồ ăn bị suy giảm rõ rệt.
- Xuất hiện các cơn đau nhói khi nhai phải đồ cứng, đồ lạnh hoặc đồ ăn nóng.
- Một số trường hợp nặng hơn vùng lợi bao quanh hơi sưng, có cảm giác đau tức.
- Khoang miệng bắt đầu xuất hiện các mùi hôi, khó chịu dù đã vệ sinh sạch sẽ.
- Răng xuất hiện các vết nứt, khe nứt màu đen hoặc các lỗ nhỏ màu vàng hoặc đen trên bề mặt răng hoặc chân răng.
Khi nhận thấy các dấu hiệu như trên mọi người nên đến nha khoa để nha sĩ chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến thành viêm tủy răng có mủ, viêm tủy răng không hồi phục.
Những cách điều trị viêm tủy răng có hồi phục tốt nhất
Bệnh viêm tủy răng có hồi phục khi mới khởi phát có thể tự khỏi nếu như người bệnh xác định được nguyên nhân và loại bỏ chúng. Nên loại bỏ các thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt về đêm, qua loa trong việc vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách. Nếu cải thiện được các vấn đề đó chắc chắn tình trạng viêm tủy răng sẽ được loại bỏ.
Chữa viêm tủy có hồi phục bằng mẹo dân gian
Tình trạng viêm tủy răng có hồi phục nhẹ, răng chưa bị tổn thương sâu người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà để loại bỏ triệu chứng. Dân gian thường sử dụng một số cây thuốc nam có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm để điều trị.
- Điều trị bệnh bằng bông cúc: Trong Đông y hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể rất tốt. Ngoài ra trong hoa cúc có chứa một số thành phần kháng khuẩn có thể sử dụng để chữa viêm tủy răng. Người bệnh có thể giã nát hoa cúc, dùng bông gòn thấm nước đặt lên răng bị viêm tủy trong 5 – 10 phút. Cũng có thể dùng bông cúc pha trà uống hàng ngày để tiêu viêm và giảm đau nhức do viêm tủy gây ra.
- Cây cỏ xước: Cây dược liệu mọc nhiều trong tự nhiên, dễ tìm kiếm, có tác dụng tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn khoang miệng. Người bệnh dùng cỏ xước phơi khô hoặc sao vàng, sắc với nước uống mỗi ngày.
- Rau sam: Rau sam có vị chua, tính mát vừa có tác dụng thanh nhiệt, vừa giúp giảm viêm nhiễm hiệu quả. Người bệnh có thể giã nát rau sam đắp lên răng bị sâu kết hợp nấu canh ăn để giải nhiệt, giảm viêm nhiễm.
- Lá chuối: Đây là loại nguyên liệu có khả năng chữa viêm tủy răng hiệu quả nhanh chóng và an toàn, bởi trong thành phần có chứa chất chống viêm và giảm đau tự nhiên. Bạn chỉ cần lấy một ít lá chuối non, giã nát và lấy nước cốt chấm lên vị trí bị viêm khoảng 2 – 3 phút. Sau cùng súc miệng lại với nước sạch hoặc nước muối loãng.
Xem thêm: Bà bầu bị viêm tủy răng, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị
Điều trị viêm tủy bằng thuốc Đông y
Đông y có nhiều bài thuốc điều trị các vấn đề về răng miệng trong đó có viêm tủy răng có hồi phục. Phương pháp điều trị Đông y tập trung xử lý nguyên nhân gây bệnh từ bên trong mang lại hiệu quả tích cực và ngăn ngừa tái phát. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc chữa viêm tủy sau:
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: Ngưu bàng tử, hạt khô thảo, cây chi tử, kim ngân cùng với tạo thích giác, bạc hà và xuyên sơn giáp.
- Thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang với 5 bát nước đun nhỏ lửa trong nhiều giờ đến khi còn lại khoảng 1 bát. Tắt bếp, gạn lấy nước thuốc uống trong ngày, uống liên tục nhiều ngày tới khi bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: Sử dụng thăng ma, hoàng liên, thạch cao, cùng với sinh địa, kim ngân hoa, ngưu bàng tử và bạc hà.
- Thực hiện: Cho dược liệu chuẩn bị vào ấm, đổ thêm 5 bát nước đun nhỏ lửa đến khi còn một bát. Chắt nước thuốc còn lại uống hết trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang liên tục trong nhiều ngày.
Phương pháp điều trị viêm tủy răng tại nha khoa
Trường hợp viêm tủy răng có hồi phục do răng bị sâu hoặc ngoại cảnh tác động khiến răng bị mẻ, mòn men, chạm ngà… khiến tủy bị tổn thương sâu hơn. Khi đó có thể áp dụng biện pháp điều trị lấy tủy răng không hoàn toàn để loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm.
Các bước điều trị lấy tủy không hoàn toàn gồm có:
- Bước 1: Nha sĩ kiểm tra xác định vị trí tủy bị viêm, thực hiện sát khuẩn tại chỗ chuẩn bị cho bước tiếp theo.
- Bước 2: Sử dụng dụng cụ loại bỏ phần tủy viêm, sát khuẩn.
- Bước 3: Khôi phục vị trí bề mặt răng bị tổn thương như lỗ sâu răng, răng bị sứt mẻ. Có thể trám bằng vật liệu composite hoặc phục hình răng sứ.
- Bước 4: Kết thúc điều trị, hẹn lịch tái khám với bệnh nhân.
Một số lưu ý chăm sóc viêm tủy răng có hồi phục và ngăn ngừa tái phát
Để bệnh viêm tủy răng có hồi phục không tái phát người bệnh cần xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng thật tốt. Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày bởi sau khi điều trị mức độ nhạy cảm của răng cao hơn bình thường. Theo lời khuyên của nha sĩ, người bị viêm tủy răng cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:
- Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể gây ảnh hưởng tới vị trí răng đã điều trị.
- Không nhai đồ quá cứng hoặc dùng lực nhai quá mạnh, không dùng răng mở nắp chai.
- Không sử dụng đồ kích thích gây hại men răng như thuốc lá, đồ uống có cồn, cafein…
- Sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng 2 lần mỗi ngày, không nên đánh quá mạnh vào vị trí răng mới điều trị viêm tủy.
- Hàng ngày nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, không dùng tăm xỉa răng, thay thế bằng chỉ nha khoa.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, tốt cho răng trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lý viêm tủy răng có hồi phục. Tuy mức độ nguy hiểm của bệnh không cao về dễ dàng điều trị nhưng người bệnh không nên chủ quan. Bệnh lý kéo dài có thể gây ra một số biến chứng làm viêm toàn bộ tủy răng và các răng xung quanh và chuyển sang giai đoạn viêm không hồi phục.
Đừng bỏ qua:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!